Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) ở trường THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) ở trường THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC THPT QUANG HÀ =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) ở trường THPT Tác giả sáng kiến: Tạ Thị Thanh Huyền Mã sáng kiến : 32.57. Vĩnh Phúc, Năm 2019 7.1.1.4.2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong học tập lịch sử...........16 7.1.1.4.3. Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp trong học tập lịch sử. ................17 7.1.1.4.4. Năng lực hợp tác trong học tập lịch sử. ........................................18 7.1.1.4.5 Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông trong học tập lịch sử....18 7.1.1.4.7 Năng lực tính toán trong học tập lịch sử. ......................................19 7.1.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................19 7.1.2.1. Thực trạng việc rèn luyện trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT .........................................................19 7.1.2.1.1 Về phía giáo viên. ............................................................................19 7.1.2.1.2 Về phía học sinh.............................................................................20 7.1.2.2. Nguyên nhân và định hướng ...........................................................21 7.1.2.2.1 Nguyên nhân ...................................................................................21 7.1.2.2.2. Định hướng. ...................................................................................22 7.2 Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) ở trường THPT. ................................................................................................22 7.2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam lớp 10 giai đoạn từ thế kỉ X - XV ...................................................................................22 7.2.1.1 Vị trí ....................................................................................................22 7.2.1.2. Mục tiêu .............................................................................................23 7.2.1.3. Nội dung cơ bản. ...............................................................................24 Bảng 1: Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV)..................26 7.2.3. Những yêu cầu cơ bản khi tổ chức tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) ở THPT. ......................................................................27 7.2.3.1. Về nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học. .....28 7.2.3.1.1. Về nội dung dạy học.......................................................................28 7.2.3.1.2. Về phương pháp dạy học. ..............................................................28 7.2.3.1.3. Về phương tiện dạy học. ................................................................28 7.2.3.2. Về đánh giá kết quả học tập. ...........................................................28 7.2.3.3 Việc thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo, người giáo viên cần phải đảm bảo đúng mục tiêu bài học.............................................................29 7.2.3.4 Dạy học theo hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải phù hợp với trình độ học sinh......................................................................................................30 Danh mục các chữ viết tắt Số thứ tự Viết đầy đủ Viết tắt 1 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CNH - HĐH 2 Giáo dục GD 3 Giáo viên GV 4 Học sinh Học sinh 5 Khoa học - kĩ thuật KH- KT 6 Nhà xuất bản NXB 7 Trung học cơsở THCS 8 Trung học phổ thông THPT 9 Trải nghiệm sáng tạo TNST 10 Phương pháp dạy học PPDH phần hình thành năng lực, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sưu tầm, đánh giá tư liệu sự kiện lịch sử Chương trình lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X - XV có nhiều bước ngoặt của lịch sử, đặc biệt là nhiều triều đại lịch sử nổi tiếng như Lý - Trần - Hồ - Lê đã để lại cho hậu thế biết bao di sản văn hóa, đặc biệt là các di tích lịch sử đến nay vẫn còn nguyên vẹn những giá trị nhân văn cao cả. Bốn triều đại - bốn dòng họ lại đi vào lịch sử nổi tiếng với những vị vua anh minh, anh hùng dân tộc kèm theo đó là những chiến công lẫy lừng Nhận thức rõ vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, với mong muốn góp một phần nhỏ bé giải quyết vấn đề nêu trên, tôi xin nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) ở trường THPT” vào hoạt động giảng dạy của mình. 2. Tên sáng kiến Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) ở trường THPT 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Tạ Thị Thanh Huyền - Địa chỉ: THPT Quang Hà – Gia Khánh - huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0986403155 - Email: tathithanhhuyen.gvquangha@vinhphuc.edu.vn 2 * Sơ đồ hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ở trường THPT. Hoạt động TNST Trải nghiệm Là môn Trải học tập qua học độc nghiệm học môn lịch sử lập tập qua các môn học Hình thức Hình thức nội khóa ngoại khóa Sơ đồ 1: Hoạt động TNST dưới hình thức ngoại khóa. Với sơ đồ trên chúng ta có thể thấy được rằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông có thể coi là một môn học độc lập. Tuy nhiên với từng môn học ta có thể lồng ghép các chương trình học tập cho học sinh trảinghiệm trong các môn học trong đó có môn lịch sử, với đặc thù của môn lịch sử có thể cho học sinh tham gia trải nghiệm sáng tạo dưới cả hình thức nội khóa và ngoại khóa, nhưng với giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu tổ chức họt động trải nghiệm sáng tạo dưới hình thức ngoại khóa. 7.1.1.2. Cơ sở xuất phát của vấn đề nghiên cứu 7.1.1.2.1. Mục tiêu, chiến lược đào tạo con người trong bối cảnh mới Bước sang thiên nhiên kỉ mới, Việt Nam đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, từng bước hội nhập với sự phát triển chung của thế giới. Trong đó, đào tạo và phát triển "nguồn nhân lực" đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục tiêu tổng quát phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 là đưa nguồn nhân lực trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế, ổn định xã hội, nâng trình độ của nhân lực Việt lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực. Đứng trước xu hướng phát triển của đất nước, ngành Giáo dục - Đào tạo đóng vai trò quan trọng, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo nhằm phát huy nội lực con người, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng toàn quốc lần 4 thức về sự kiện lịch sử là cần thiết để thực hiện nhiệm giáo dục - đào tạo ở trường phổ thông. 7.1.1.2.2. Đặc trưng của việc nhận thức lịch sử Khác với tri thức của nhiều bộ môn khoa học khác, tri thức lịch sử có những đặc trưng nổi bật sau: Thứ nhất, lịch sử mang tính quá khứ. Lịch sử là quá trình phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ lúc con người và xã hội hình thành đến nay. Tất cả những sự kiện và hiện tượng lịch sử được chúng ta nhắc đến đều là những chuyện đã xảy ra , nó mang tính quá khứ. Bởi vậy mà người ta không thể trực tiếp quan sát được những điều đã xảy ra trong quá khứ mà chỉ nhận thức một cách gián tiếp thông qua các sử liệu cũ. Vì vậy dạy học lịch sử có những khó khăn nhất định. Thứ hai, lịch sử mang tính không lặp lại. Tri thức lịch sử nhìn chung mang tính không lặp lại về thời gian và không gian. Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra trong thời gian không gian nhất định. Không có sự kiện nào xảy ra cùng một thời điểm, trong các thời kì khác nhau là hoàn toàn giống nhau, dù có điểm giống nhau, lặp lại mà là có sự kế thừa, phát triển.Chính điều này buộc các giáo viên dạy học lịch sử, khi trình bày các sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử buộc phải xem xét cụ thể không gian và thời gian làm nảy sinh vấn đề đó. Thứ ba, lịch sử có tính cụ thể. Lịch sử là khoa học nghiên cứu tiến trình lịch sử cụ thể của các nước các dân tộc khác nhâu và quy luật của nó. Lịch sử mỗi nước mỗi dân tộc đều có diện mạo riêng do những điều kiện địa lí - tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội riêng quy định. Mặt khác các quốc gia các dân tộc khác nhau, sống trên những cương vực khác nhau, tuy bị tác động của quy luật chung, trải qua quá trình phát triển, trình độ sản xuất không ngừng được nâng cao, đời sống văn hóa tinh thần của con người ngày càng phong phú đa dạng nhưng tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc không hoàn toàn giống nhau. Cho nên đặc điểm này đòi hỏi việc trình bày các sự kiện hiện tượng lịch sử càng cụ thể bao nhiêu càng sinh động và hấp dẫn bấy nhiêu. Thứ tư, lịch sử mang tính hệ thống. Khoa học lịch sử vừa bao gồm các sự kiện, hiện tượng về cơ sở kinh tế, đấu tranh xã hội, vừa bao gồm cả nội dung của kiến trúc 6 tính, khả năng tư duy trừu tượng, điều này đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu sử dụng các phương pháp giảng dạy để làm sao cho học sinh phát huy được hết các yếu tố trên, đồng thời hướng dẫn hợp lí để rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập nhận thức của các em, nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao. Đó chính là việc người giáo viên phải khơi gợi hứng thú, khiến các em tự tin, say mê nghiên cứu, cảm thấy mình giống như một nhà khoa học thực thụ, từ đó các em sẽ chủ động lĩnh hội kiến thức. Theo tâm lí của các nhà Tâm lí học, trong các phẩm chất trí tuệ của nhân cách, phẩm chất độc lập suy nghĩ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Phẩm chất độc lập trong suy nghĩ có mối quan hệ chặt chẽ với óc phê phán và tinh thần hoài nghi khoa học, tính ham hiểu biết, ham tìm tòi cái mới, kiên trì, chịu khó, mạnh dạn cải tiến phương pháp tư duy nhằm đạt kết quả cao. Toàn bộ các hoạt động dạy và học xét cho cùng là người giáo viên giúp học sinh hình thành các phẩm chất trí tuệ, phương pháp suy nghĩ, nhất là rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập nhận thức - một phẩm chất trí tuệ quan trọng. Khác với hoc sinh THCS, học sinh THPT có tâm lí ham tìm hiểu, khám phá... do có vốn hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh như: cuộc sống xã hội, thông tin đại chúng... cho nên khi không thỏa mãn với những gì giáo viên cung cấp thì nhất định các em sẽ mày mò và làm sáng tỏ. Học sinh THPT biết nhận định, đánh giá đúng - sai về kiến thức trong bài giảng của thầy cô. Dĩ nhiên giáo viên muốn thuyết phục học sinh thì phải đưa ra những căn cứ khoa học rõ ràng, đầy đủ. Không giống như những môn khoa học khác, lịch sử là môn khoa học nghiên cứu quá khứ, nên tính khách quan, khoa học càng phải được coi trọng. Vì thế những tài liệu được sử dụng phải theo hướng rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập nhận thức của học sinh. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển và gây hứng thú cho học sinh khi tiếp thu kiến thức mới. 7.1.2.2.4. Chương trình đổi mới giáo dục sau 2015 Theo nhận định của các chuyên gia giáo dục, chương trình hiện hành về cơ bản vẫn tiếp cận theo hướng nội dung, chạy theo khối lượng kiến thức, còn nặng tính hàn lâm. Có chú ý đến cả 3 phương diện kiến thức, kĩ năng và thái độ nhưng vẫn là những yêu cầu rời rạc riêng rẽ, chưa liên kết, thống nhất và vận dụng tổng hợp thành năng lực hành động, năng lực thực hiện gắn với yêu cầu của cuộc sống. 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao.doc