Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Nhà văn Nam Cao khi bàn về vai trò và trách nhiệm của người nghệ sĩ đã viết rằng: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Hiểu theo nghĩa rộng, người thầy giáo cũng là người nghệ sĩ, và cũng không thể đi ngoài quy luật của ấy của nghệ thuật. Để mang đến cho học sinh những bài học hữu ích, để tạo được sự mới mẻ, hấp dẫn cho bài giảng và đặc biệt để có thể phát huy được một cách tốt nhất năng lực của học sinh, người thầy luôn cần trau dồi cần đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Có thể nói, các tác phẩm văn học hiện đại thuộc thể loại tự sự luôn là sự chờ đợi của các thế hệ học sinh. Trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông, các tác phẩm thuộc thể loại này được giới thiệu ngay từ khi học Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Cùng với Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là tác phẩm tiêu biểu cho dòng văn học lãng mạn được giới thiệu cho học sinh. Tác phẩm này đem đến thú vị cho học sinh không chỉ ở cốt truyện hấp dẫn mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Tuy nhiên, để học sinh hiểu được và trân quý những con người đã có công với đất nước và những giá trị văn hóa tinh thần đang dần bị mai một là điều không dễ dàng. Nguyên nhân chính dẫn đến điều này là học sinh ít hiểu biết về lịch sử, về những nét đẹp văn hóa xưa kia. Hơn thế, thời đại công nghệ sôi nổi, hiện đại khiến các em có quá nhiều những những thu hút mà ít quan tâm đến những giá trị thuộc về quá khứ. Vì thế, người thầy phải có trách nhiệm khơi gợi hứng thú cho học sinh về những điều mà lâu nay học sinh ít quan tâm, từ đó giáo dục được tinh thần yêu nước và gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc. Để làm được điều đó, người thầy cần đổi mới trong phương pháp dạy học để những giá trị ấy thấm vào hiểu biết, nhận thức của học sinh một cách tự nhiên. Một trong những cách thức thực hiện là tổ chức hoạt động học tập cho học sinh theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, phát triển năng lực của người học. Để minh họa cho hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng triển năng lực học sinh đối với môn Ngữ văn, người viết thực hiện tổ chức dạy học bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân- một truyện ngắn tiêu biểu cho dòng văn học lãng mạn 1930- 1945. Với lựa chọn này, người viết hi vọng ứng dụng thực tiễn của mình sẽ đóng góp cho con đường đổi mới phương pháp dạy học văn còn nhiều tranh biện trong nhà trường hiện nay. 1 phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, thảo luận theo nhóm. “Người thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy. Phương pháp dạy học này rất đáng chú ý đến đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao quyền năng cho người học. Giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững (Tiến sĩ Võ Hoàng Ngọc). Giáo án dạy học theo phương pháp này được thiết kế kiểu chiều ngang theo hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò. Phương pháp dạy học tích cực rất chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học cho học sinh, giảm bớt thuyết trình, diễn giải của người thầy. Một số phương pháp dạy học tích cực: (1) Thảo luận nhóm Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tạo được sự tham gia tích cực của học sinh trong học tập. Trong thảo luận nhóm, học sinh được tham gia trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến về một nhóm vấn đề cả nhóm cùng quan tâm. Thảo luận nhóm còn là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề khó khăn. Thảo luận nhóm được tiến hành theo các hình thức: nhóm nhỏ (cặp đôi, cặp ba), nhóm trung bình (4 đến 6 người) hoặc nhóm lớn (8 đến 10 người trở lên). Trong lớp học sinh được chia làm từng nhóm từ 4 đến 6 người. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Khi thực hiện nhiệm vụ trong thảo luận nhóm, nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không ỉ nại vào một vài thành viên hiểu biết, năng động hơn Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau hiểu vấn đề, nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện học phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp. Để tổ chức một hoạt động dạy học theo hình thức thảo luận nhóm, giáo viên cần tiến hành các bước sau: - Chuẩn bị (giao nhiệm vụ): + Chuẩn bị đề tài, mục tiêu hay bài học thông qua thảo luận nhóm, câu hỏi, hình thức trình bày, vận dụng, thời gian. 3 - Giáo viên nêu chủ đề, yêu cầu của nhiệm vụ, chia nhóm, giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai, phân vai, dàn cảnh, cách thể hiện nhân vật, diễn thử. - Các nhóm lên đóng vai. - Thảo luận, nhận xét. - Giáo viên kết luận giúp học sinh rút ra bài học cho bản thân. (3) Nghiên cứu tình huống Phương pháp nghiên cứu tình huống là một phương pháp dạy học trong đó trọng tâm của quá trình dạy học là làm việc phân tích và giải quyết các vấn đề của một trường hợp (tình huống) được lựa chọn trong thực tiễn. Với phương pháp này, học sinh tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết một vấn đề của tình huống đặt ra. Hình thức làm việc chủ yếu là làm việc nhóm. Các tình huống đưa ra là những tình huống xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, tình huống đó đã gặp hoặc có thể gặp hàng ngày. Những tình huống đó chứa đựng vấn đề cần giải quyết. Để giải quyết các vấn đề đó đòi hỏi phải có những quyết định dựa trên cơ sở những giải pháp được đưa ra để giải quyết. Trong nghiên cứu trường hợp, học sinh phải ghi nhớ lí thuyết mà quan trọng là vận dụng kiến thức đã được học vào một tình huống cụ thể. Trong môn học Ngữ văn, nghiên cứu tình huống thường được thực hiện ở một số nội dung sau: phân tích tình huống giao tiếp, tìm hiểu một số văn bản văn học tiêu biểu cho một kiểu loại, tìm hiểu một vấn đề thực tiễn cuộc sống để tạo lập một văn bản nói/ viết. Phương pháp nghiên cứu tình huống được thực hiện theo các bước sau: - Nhận biết tình huống: giáo viên nêu tình huống, yêu cầu học sinh nhận diện vấn đề trong tâm được nêu ra trong tình huống. - Thu thập các thông tin liên quan đến tình huống, yêu cầu học sinh huy động các nguồn thông tin liên quan đến tình huống chọn lọc, hệ thống hóa và sắp xếp các thông tin phù hợp và sắp xếp các thông tin phù hợp. - Tìm phương án giải quyết: đưa ra các phương án, trao đổi, thảo luận để tìm phương án tối ưu. Đây là bước thể hiện tư duy sáng tạo theo nhiều hướng của học sinh, huy động khả năng làm việc của nhóm. - Phân tích, đánh giá: + Đối chiếu và đánh giá các phương án giải quyết trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá đã được lập luận. + Bảo vệ các quyết định với những luận cứ rõ ràng, trình bày các quan điểm một cách rõ ràng, phát hiện các điểm yếu trong cách lập luận. + Cân nhắc mối quan hệ theo các phương án giải quyết các vấn đề khác nhau. (4) Dạy học theo dự án 5 - Giáo viên cắt một số bức hình ra thành 3/4/5... mảnh khác nhau, tùy theo số học sinh muốn có là 3/4/5... Học sinh trong mỗi nhóm. Lưu ý là số bức hình cần tương ứng với số nhóm mà giáo viên muốn có. - Học sinh bốc ngẫu nhiên mỗi em một mảnh cắt. - Học sinh phải tìm các bạn có các mảnh cắt phù hợp để ghép lại thành một tấm hình hoàn chỉnh. - Những học sinh có mảnh cắt của cùng một bức hình sẽ tạo thành một nhóm. *Chia nhóm theo sở thích Giáo viên có thể chia học sinh thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thể cùng thực hiện một công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc của nhóm dưới các hình thức phù hợp với sở trường của các em. Ví dụ: Nhóm Họa sĩ, Nhóm Nhà thơ, Nhóm Hùng biện,... *Chia nhóm theo tháng sinh: Các học sinh có cùng tháng sinh sẽ làm thành một nhóm. Ngoài ra còn có nhiều cách chia nhóm khác như: nhóm cùng trình độ, nhóm hỗn hợp, nhóm theo giới tính,... (2)Kĩ thuật động não Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng). Quy tắc của động não - Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên; - Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày; - Khuyến khích số lượng các ý tưởng; - Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng. Các bước tiến hành - Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề; - Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau; - Kết thúc việc đưa ra ý kiến; - Đánh giá: + Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng ++ Có thể ứng dụng trực tiếp; ++ Có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm; ++ Không có khả năng ứng dụng. + Đánh giá những ý kiến đó lựa chọn. + Rút ra kết luận hành động. (3)Kĩ thuật tia chớp Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng 7 - Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...) - Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời - Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0). (7) Kĩ thuật “Các mảnh ghép” Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: - Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề) - Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh: - Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2). Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép” VÒNG 1: Nhóm chuyên gia - Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,)] - Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)] - Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình - Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2 VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép - Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3) - Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau - Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết - Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả. 7.1.3. Một số năng lực cần phát triển cho học sinh Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc chung. Chúng có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_phuong_phap_va_ki_thuat_day_h.docx