Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học chủ đề Phân bón hóa học lớp 11 THPT

pdf 98 trang sk11 12/05/2024 1150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học chủ đề Phân bón hóa học lớp 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học chủ đề Phân bón hóa học lớp 11 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học chủ đề Phân bón hóa học lớp 11 THPT
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI: 
VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM ĐỂ PHÁT TRIỂN 
NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC 
 CHỦ ĐỀ PHÂN BÓN HÓA HỌC LỚP 11 THPT 
 LĨNH VỰC: HÓA HỌC 
 NGHỆ AN - 2022 
 MỤC LỤC 
DANH MỤC VIẾT TẮT 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 
1.2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 1 
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 2 
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2 
1.6. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................ 2 
PHẦN II: NỘI DUNG ......................................................................................... 3 
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................... 3 
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 3 
1.2. Hoạt động dạy học trải nghiệm ...................................................................... 3 
1.2.1. Khái niệm dạy học trải nghiệm ................................................................... 3 
1.2.2. Đặc điểm của dạy học trải nghiệm .............................................................. 3 
1.2.3. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ............................................. 3 
1.2.4. Quy trình tổ chức dạy học trải nghiệm........................................................ 4 
1.3. Năng lực hợp tác ............................................................................................ 4 
1.3.1. Khái niệm năng lực hợp tác ........................................................................ 4 
1.3.2. Cấu trúc của năng lực hợp tác ..................................................................... 4 
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực hợp tác ......................... 5 
1.4. Công cụ đánh giá năng lực của HS ................................................................ 5 
1.5. Quan điểm vận dụng dạy học trải nghiệm trong dạy học môn hóa học ........ 5 
1.5.1. Những xu hướng đổi mới và phát triển phương pháp dạy học ................... 5 
1.5.2. Trải nghiệm trong dạy học môn hóa học .................................................... 5 
1.5.3. Phương pháp và hình thức dạy học môn hóa học thông qua hoạt động trải 
nghiệm ................................................................................................................... 6 
1.6. Thực trạng dạy học trong môn hóa học ở THPT hiện nay ............................ 6 
1.6.1. Đối tượng và phương pháp khảo sát ........................................................... 6 
1.6.2. Kết quả khảo sát .......................................................................................... 6 
Chương 2: VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM ĐỂ PHÁT TRIỂN 
NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHÂN 
BÓN HÓA HỌC LỚP 11 THPT ........................................................................ 8 
 DANH MỤC VIẾT TẮT 
TN Thực nghiệm 
NLHT Năng lực hợp tác 
HĐTN Hoạt động trải nghiệm 
HS Học sinh 
GV Giáo viên 
THPT Trung học phổ thông 
DHTN Dạy học trải nghiệm 
DH Dạy học 
PPDH Phương pháp dạy học 
GQVĐ Giải quyết vấn đề 
HSHT Hồ sơ học tập 
GD & ĐT Giáo dục và đào tạo 
CLB Câu lạc bộ 
PHT Phiếu học tập 
ĐC Đối chứng 
SGK Sách giáo khoa 
 Định hướng cho học sinh cách tìm tòi, khai thác các tài liệu liên quan đến vấn 
đề học tập và định hướng cách khai thác thông tin từ tài liệu thu thập được một cách 
có hiệu quả. 
 Giúp học sinh tự tin giao tiếp trước đám đông và khả năng thuyết trình các sản 
phẩm do chính các em tìm tòi. 
 Và hơn hết các em có thể tự hào về những sản phẩm do chính tay mình làm ra 
và sử dụng những sản phẩm đó với nhiều mục đích khác nhau hoặc sẽ định hướng 
nghề nghiệp sau khi ra trường. 
 Xây dựng thêm các chủ đề dạy học theo nội dung dạy học trải nghiệm vào 
bài giảng Hóa học 11 THPT để dạy tốt và học tốt môn Hóa học. 
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. 
 Điều tra, đánh giá thực trạng việc dạy học bộ môn Hóa học ở một số trường 
THPT hiện nay về vấn đề phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho HS. 
 Nghiên cứu phương pháp vận dụng dạy học trải nghiệm để phát triển năng lực 
hợp tác cho HS THPT qua chủ đề Phân bón hoá học. 
 Xây dựng giáo án “Vận dụng dạy học trải nghiệm để phát triển năng lực hợp 
tác cho HS chủ đề Phân bón hoá học”. 
 Xây dựng bộ công cụ đánh giá NLHT của HS. 
 Xây dựng bộ công cụ đánh giá hiệu quả HĐTN của HS. 
 Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của các đề 
xuất. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
 Tôi sử dụng 3 nhóm phương pháp nghiên cứu sau: 
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
 - Nhóm phương pháp xử lí thông tin 
1.6. Đóng góp mới của đề tài 
 Đề xuất cách phân bố thời lượng và nội dung các tiết trong chủ đề trải nghiệm 
phân bón hóa học. 
 Đề xuất một số biện pháp phát triển NLHT GQVĐ cho HS và vận dụng chúng 
trong DHTN chủ đề Phân bón hoá học. 
 Thiết kế bộ công cụ đánh giá hiệu quả HĐTN trong dạy học Chủ đề Phân bón 
hoá học nhằm phát triển NLHT GQVĐ của HS. 
 Xây dựng kế hoạch tổ chức và triển khai thực hiện “Vận dụng dạy học trải 
nghiệm để phát triển năng lực hợp tác cho HS THPT Chủ đề Phân bón hoá học” và 
tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác của HS. 
 2 
1.2.4. Quy trình tổ chức dạy học trải nghiệm 
 Quy trình DHTN được chia thành các bước với yêu cầu thực hiện như sau: 
 Bước 1: Tìm hiểu HS 
 Bước 2: Xác định mục tiêu, lựa chọn chủ đề và nội dung 
 Bước 3: Thiết kế lập kế hoạch giảng dạy 
 Bước 4: Trải nghiệm 
 Bước 5: Phân tích trải nghiệm, rút ra bài học 
 Bước 6: Thiết kế bài tập áp dụng 
 Bước 7: Tổng kết 
1.3. Năng lực hợp tác 
1.3.1. Khái niệm năng lực hợp tác 
 Theo khung năng lực PISA 2015, năng lực hợp tác giải quyết vấn đề được định 
là “năng lực của một cá nhân tham gia tích cực và hiệu quả vào một quá trình mà 
hai hoặc nhiều người nỗ lực để cùng giải quyết một vấn đề bằng cách chia sẻ sự 
hiểu biết và nỗ lực cần có để đưa ra giải pháp. Đồng thời sử dụng các kiến thức, kĩ 
năng và nỗ lực để có được giải pháp đó”. 
1.3.2. Cấu trúc của năng lực hợp tác 
 Theo “lí thuyết dạy và học các kĩ năng của thế kỉ 21” (ATC21S), Griffin và 
Care đã đề xuất cấu trúc của năng lực hợp tác giải quyết vấn đề như sau: 
 Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề 
 Năng lực Năng lực 
 xã hội nhận thức 
 Sự tham gia Điều chỉnh nhiệm 
 vụ 
 Nêu ý kiến 
 Điều chỉnh xã 
 Xây dựng kiến 
 hội 
 thức 
 Hình 1.4. Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề 
 4 
1.5.3. Phương pháp và hình thức dạy học môn hóa học thông qua hoạt động trải 
nghiệm 
 Trải nghiệm thực tiễn như tham quan, dã ngoại là một hình thức hấp dẫn đối 
với HS với mục đích tạo ra cho HS cơ hội đi tham quan, tìm hiểu và thu thập kiến 
thức từ thực tế. 
 Tổ chức hội thi, cuộc thi: Hội thi mang tính chất thi đua giữa các nhóm. 
Chính vì thế, cần sự hợp tác rất cao trong hoạt động để đạt được kết quả. 
 Hoạt động câu lạc bộ: với bộ môn hóa học thường có các câu lạc bộ như: 
CLB khoa học, CLB hóa học 
1.6. Thực trạng dạy học trong môn hóa học ở THPT hiện nay 
1.6.1. Đối tượng và phương pháp khảo sát 
 Tiến hành khảo sát 87 HS của của khối 11 ở trường THPT Quỳnh Lưu 3 – 
Nghệ An, trường THPT Nguyễn Đức Mậu – Nghệ An và điều tra 18 GV hóa học 
của 3 trường: THPT Quỳnh Lưu 2, THPT Quỳnh Lưu 3, THPT Nguyễn Đức Mậu 
trên Google drive bảng biểu về thực trạng dạy và học vận dụng HĐTN để phát triển 
năng lực hợp tác của HS. 
 Phiếu khảo sát “Thực trạng sử dụng HĐTN để phát triển năng lực cho HS” 
dành cho GV trong Phụ lục 1. 
 Phiếu khảo sát “Thực trạng sử dụng HĐTN để phát triển năng lực cho HS” 
dành cho GV trong Phụ lục 2. 
1.6.2. Kết quả khảo sát 
 1.6.2.1. Kết quả khảo sát với giáo viên 
 Kết quả khảo sát GV được thống kê trong Phụ lục 3. 
 Qua kết quả khảo sát và phỏng vấn GV về dạy học sử dụng HĐTN, các GV 
cho biết họ chưa được tập huấn, tiếp cận các tài liệu tham khảo chi tiết, minh họa cụ 
thể về cách thức xây dựng và tổ chức HĐTN nên khi áp dụng vào giảng dạy còn bỡ 
ngỡ, gặp nhiều khó khăn, quá trình chuẩn bị mất nhiều thời gian, công sức, thời 
lượng tiết học có hạn, lượng kiến thức lớn trong khi dạy học vẫn theo định hướng 
nội dung nên rất khó để tổ chức cho HS tham gia vào nhiều hình thức trải nghiệm 
khác nhau. Trong mục tiêu dạy học hóa học ở trường THPT, nhiệm vụ phát triển 
NLHT cho HS chưa được chú trọng. 
 1.6.2.2. Kết quả khảo sát với học sinh 
 Kết quả khảo sát HS được thống kê trong Phụ lục 4. 
 Nhận xét: Thông qua kết quả khảo sát ở HS, có thể thấy HS đã nhận thức được 
vai trò, tác dụng của HĐTN, bản thân HS thích, nhưng chưa chủ động, tích cực khi 
tham gia các hoạt động. Các em thích được hoạt động nhóm, nhận thức được tầm 
 6 
 Chương 2 
 VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM ĐỂ PHÁT TRIỂN 
 NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC 
 CHỦ ĐỀ PHÂN BÓN HÓA HỌC LỚP 11 THPT 
2.1. Nội dung và cấu trúc chủ đề: Phân bón hóa học 
 Nội dung và cấu trúc chủ đề Phân bón hóa học được phân bố như sau: 
 Bài 12: Phân bón hóa học: Các loại phân bón: Đạm, lân, kali, phân phức hợp, 
phân hỗn hợp, phân vi lượng. 
 Bài 13: Luyện tập chương: Có vài bài tập về xác định độ dinh dưỡng. 
 Bài 14. Bài thực hành số 2: Kiểm tra thành phần định tính, khả năng tan của 
một số loại phân bón. 
 Tuy nhiên, trong KHGD của nhóm Hóa trường THPT Quỳnh Lưu 3 (nơi tôi 
đang giảng dạy) thì chủ đề Phân bón hóa học chỉ được bố trí thời lượng 1 tiết. 
2.2. Kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác 
cho HS THPT 
2.2.1. Mục đích, yêu cầu 
 2.2.1.1. Mục đích 
 - Cụ thể hóa việc thực hiện nguyên lí giáo dục ”Học đi đôi với hành”. 
 - Ôn lại, tiếp thu và vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn cuộc sống. 
 - Góp phần đổi mới phương pháp hình thức dạy học, hình thức tổ chức các hoạt 
động trong nhà trường. 
 - Hình thành phẩm chất, năng lực, nhân cách kĩ năng sống cho học sinh, đặc 
biệt là phát triển năng lực hợp tác. 
 - Tạo không khí thân thiện, thoải mái trong môi trường học tập. 
 2.2.1.2. Yêu cầu 
 - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải hướng tới mục tiêu phát triển năng lực 
cá nhân, đặc biệt là năng lực hợp tác. 
 - Các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú và việc giáo dục học sinh được 
thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn phù hợp với đặc điểm 
tâm sinh lí củng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. 
 - Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả 
giáo dục; học sinh phải tích cực tham gia, chủ động sáng tạo, có tinh thần trách 
nhiệm, đoàn kết giúp đỡ nhau khi tham gia hoạt động. 
 8 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_day_hoc_trai_nghiem_de_phat_t.pdf