Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong việc dạy học nhóm bài hướng dẫn đọc – hiểu văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 nâng cao

doc 30 trang sk11 03/06/2024 1080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong việc dạy học nhóm bài hướng dẫn đọc – hiểu văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong việc dạy học nhóm bài hướng dẫn đọc – hiểu văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 nâng cao

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong việc dạy học nhóm bài hướng dẫn đọc – hiểu văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 nâng cao
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH – NGA SƠN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO TRONG VIỆC DẠY HỌC 
 NHÓM BÀI HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN TRONG 
 SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO
 Người thực hiện: Trần Thị Hà Dung
 Chức vụ : Giáo Viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ Văn
 THANH HÓA, NĂM 2015
 i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LTKT Lí thuyết kiến tạo
GV Giáo viên
HS Học sinh
THPT Trung học phổ thông
THCS Trung học cơ sở
DH Dạy học
TN Thực nghiệm
ĐC Đối chứng
SGK Sách giáo khoa 
 iii A- ĐẶT VẤN ĐỀ
 Ngày nay, vai trò của giáo dục luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng đối với sự 
phát triển của cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và nhân loại. Vì vậy, việc đổi 
mới toàn diện giáo dục ở các bậc học, cấp học là vấn đề thời sự và cấp bách hiện 
nay. Việc đổi mới phải được tiến hành ở tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục và 
ở mọi cấp độ từ vĩ mô đến vi mô bao gồm: quan điểm giáo dục, mục tiêu giáo dục, 
nội dung, phương pháp, phương tiện và kiểm tra đánh giá quá trình giáo dục.
 Trong đó đổi mới quan điểm giáo dục được coi là điểm xuất phát và là “sợi 
chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình giáo dục. Điều này đã được xác định trong Nghị quyết 
29 của hội nghị TW8 khóa XI (04/11/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục 
và đào tạo. Nghị quyết nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và 
học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng 
kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều ghi nhớ 
máy móc. Tập trung cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người 
học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Như vậy, có thể 
hiểu cốt lõi của vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học là hướng tới việc học 
tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, ỷ lại vào giáo viên, điều này 
sẽ không đảm bảo đào tạo con người theo yêu cầu mới của thời đại.
 Để phát huy được tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá 
trình học tập, có nhiều phương pháp dạy học theo xu hướng hiện đại đã được đề 
xuất và vận dụng như: DH khám phá, DH hợp tác, DH phân hóa, DH phát hiện 
và giải quyết vấn đề Cùng với việc nghiên cứu và vận dụng các phương pháp 
dạy học này, các nhà lí luận DH đã quan tâm đặc biệt đến lí thuyết kiến tạo. Bởi 
lẽ, tư tưởng cơ bản của lí thuyết kiến tạo là người học tự xây dựng kiến thức trên 
cơ sở sử dụng và xem xét lại kiến thức, kinh nghiệm sẵn có của mình. Những 
hiểu biết, kinh nghiệm có thể được bổ sung hoàn thiện, phát triển hoặc có thể 
phải thay đổi trong quá trình học tập, từ đó giúp người học nắm vững được hệ 
thống tri thức một cách bền vững và có khả năng vận dụng tri thức để giải quyết 
vấn đề một cách có hiệu quả. 
 Nhóm bài hướng dẫn đọc - hiểu trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 
11 Nâng cao là một nội dung rất quan trọng bởi lẽ, nó giúp cho giáo viên và học 
sinh nắm được khái niệm đọc - hiểu văn bản và cách đọc một văn bản đồng thời tự 
khai thác, khám phá bất kỳ một tác phẩm trong chương trình sách giáo khoa hay 
các văn bản khác mà ta bắt gặp trong đời sống. Tuy nhiên, việc dạy và học nhóm 
bài đọc - hiểu còn nhiều hạn chế ít được giáo viên chú trọng bởi lẽ cả giáo viên và 
học sinh đôi khi còn mơ hồ về khái niệm đọc - hiểu, bản chất của đọc - hiểu cũng 
như cách thức tiến hành đọc - hiểu một văn bản. Đặc biệt bản thân học sinh chưa 
thấy rõ vai trò quan trọng của nhóm bài này nên chưa cảm thấy hứng thú trong quá 
trình học tập. Ý thức được điều đó và dựa vào nội dung chương trình sách giáo 
khoa Ngữ văn lớp 11 Nâng cao, tôi đã mạnh dạn vận dụng lí thuyết kiến tạo trong 
việc dạy học nhóm bài hướng dẫn đọc - hiểu văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn 
11 Nâng cao và thực tế các tiết học đã đạt được kết quả tốt.
 1 thân học sinh chưa thấy rõ vai trò quan trọng của nhóm bài này nên chưa cảm 
thấy hứng thú trong quá trình học tập. Qua thực tế cho thấy cả giáo viên và học 
sinh đều ít hứng thú khi dạy và học nhóm bài này bởi lẽ do tính chất của bài học 
thiên về lý thuyết khô cứng nên việc dạy và học vô cùng khó khăn. Bởi vậy việc 
tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng trên là điểu tôi trăn trở trong quá trình 
trực tiếp giảng dạy.
 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
 3.1 Giải pháp thực hiện
 Trong dạy học kiến tạo, chủ thể học tập chính là HS - trung tâm của quá 
trình dạy học. LTKT đề cao quá trình nhận thức của người học để có thể tự kiến 
tạo kiến thức cho riêng mình. Chủ thể của quá trình học tập cần phải tích cực 
sáng tạo trong tư duy với các cách thức tiến hành như: hăng hái phát biểu ý kiến, 
tích cực tham gia thảo luận trao đổi với GV và HS, chủ động tham gia giải quyết 
các tình huống có vấn đề.
 Để có thể kiến tạo nên chủ thể học tập tích cực và sáng tạo, khi dạy học 
nhóm bài hướng dẫn đọc - hiểu văn bản trong SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, GV 
cần phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp, biện pháp dạy học như: Dạy 
học nêu vấn đề, dạy học nhóm, dạy học khám phá có hướng dẫn, dạy học theo 
định hướng đối thoại,
 Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế. Vì vậy, GV cần phải biết 
cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo để phát huy hết mặt tích cực, hạn chế yếu kém 
của mỗi phương pháp trong từng tình huống dạy học cụ thể. Và đặc biệt trong 
dạy học nhóm bài này, GV cần phải biết cách chuyển hóa các phương pháp, biện 
pháp đó thành các chiến thuật đọc - hiểu cụ thể. Bởi lẽ, đây sẽ là những cách 
thức làm cho HS hoạt động, có nhu cầu, hứng thú trong học tập chứ không thụ 
động, ỉ lại ở GV.
 Chiến thuật đọc - hiểu là “những biện pháp, những thủ thuật, những cách 
thức, thao tác nhất định nhằm dẫn dắt quá trình nhận thức của học sinh để 
chiếm lĩnh, kiến tạo ý nghĩa của văn bản một cách tích cực, chủ động hiệu quả” 
[14; tr 57]. Chiến thuật là “bước đệm”, “là cây cầu nối không thể thiếu để bạn 
đọc học sinh trở thành một độc giả độc lập” thuần thục, có kĩ năng và sáng tạo. 
Để phát huy vai trò chủ động tích cực của HS trong dạy học nhóm bài hướng 
dẫn đọc - hiểu, GV cần phải hướng dẫn HS sử dụng các chiến thuật đọc - hiểu 
để phù hợp với đặc điểm của nhóm bài này. Các chiến thuật GV sử dụng cụ thể 
như:
 + Chiến thuật KWL
 Chiến thuật KWL là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài 
học, các kiến thức muốn biết và kiến thức học được sau bài học. Trong đó 
K(Know) - Những điều đã biết; W (Want to know) - Những điều muốn biết; L 
(Learned) - Những điều đã học được) [20; tr 73]. 
 + Chiến thuật “Tổng quan về văn bản”
 Đây là chiến thuật tiến hành nhằm quan sát khái quát, tổng thể để phỏng 
đoán và đánh giá sơ bộ nội dung, hình thức của văn bản trước khi bước vào hoạt 
 3 sánh tỷ lệ giữa hai nhóm để rút ra kết luận về giả thuyết khoa học đã được đề 
xuất.
 3.3.Nội dung và tổ chức thực nghiệm
 3.3.1. Nội dung thực nghiệm
 Dạy học bài:”Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn” theo quan điểm lí thuyết 
kiến tạo.
3.3.2. Giáo án thực nghiệm: 
 Tiết 51: ĐỌC TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN
 I. Mục tiêu bài học
 Học sinh nắm được:
 - Đặc điểm chung của thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. 
 - Từ hiểu biết về thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn để xác lập cách đọc - hiểu 
hai thể loại này, vận dụng vào đọc - hiểu các văn bản tiểu thuyết, truyện ngắn cụ 
thể.
 II. Phương pháp và chuẩn bị cho bài học
 Bài học tập trung vào:
 - Đặc điểm của tiểu thuyết và truyện ngắn, cụ thể phân tích trên các phương 
diện: Hình tượng nhân vật; Cốt truyện, chi tiết; Sự miêu tả hoàn cảnh; Kết cấu; 
Lời kể.
 - Các định hướng, cách thức đọc - hiểu tiểu thuyết và truyện ngắn.
 Cách thức triển khai bài học.
 Đây là bài học thuộc tuần 13, tiết 51 học kì I của chương trình Ngữ văn lớp 
11 Nâng cao. Kiến thức của bài học được thể hiện trong SGK khá chi tiết trong 
gần 3 trang giấy (gồm cả phần kết quả cần đạt). Phần luyện tập dung lượng ít 
hơn, 1 trang giấy với 2 bài tập gắn với các nội dung lí thuyết đã trình bày. Khi 
học bài học này, HS đã có những hiểu biết và kinh nghiệm trong quá trình đọc 
các văn bản tiểu thuyết và truyện ngắn trước đó. Trong phạm vi của 1 tiết học, 
với nội dung kiến thức nhiều như vậy, điều quan trọng đó là: người học cần tự 
khái quát các đặc điểm chung của tiểu thuyết và truyện ngắn để từ đó chỉ ra cách 
thức đọc - hiểu phù hợp với các đặc trưng được khái quát trên cơ sở đó luyện tập 
để củng cố và khắc sâu thêm kiến thức. 
 - Để giờ học được tiến hành phù hợp với điều kiện thời gian cho phép, quá 
trình làm việc đạt hiệu quả cao, GV yêu cầu học sinh chuẩn bị trước một phần 
phiếu học tập ở nhà và sẽ sử dụng kết quả đọc - hiểu văn bản của mình trong quá 
trình học tập trên lớp. GV chuẩn bị máy chiếu đa vật thể để trực quan nội dung 
làm việc của học sinh.
 - GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu.
 + Dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, học sinh tự hoàn thiện 
mục (1) và (2) trong phiếu học tập số 1 theo yêu cầu sau:
 (1) Những điều em biết về tiểu thuyết, truyện ngắn và các kiến thức, hiểu biết 
khác theo em có liên quan đến nội dung bài học (Ví dụ: Kiến thức về đọc - hiểu văn 
bản văn học, kiến thức về văn bản văn học,)?
 (2) Điều em muốn biết từ bài học này là gì?
 5 Lê nhất thống chí, Số đỏ, Hai - Em muốn biết cách đọc hai thể 
đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí loại này như thế nào?
Phèo,Em còn đọc thêm các - Em muốn được giới thiệu thêm 
tác phẩm như: Tốt - tô - chan, các tác phẩm mới để tìm đọc.
Cô bé bên cửa sổ, Chuyện của 
Pi,
- Em thấy thích đọc các truyện 
và tiểu thuyết hiện đại vì gần 
gũi và dễ hiểu.
VD Phiếu của học sinh số 2:
 (3) Điều em 
 (1) Điều em đã biết có liên (2) Điều em muốn biết từ bài thu hoạch 
 quan đến bài học học được qua 
 bài học
- Qua việc đọc các truyện ngắn - Em muốn biết làm thế nào để 
và tiểu thuyết em thấy số lượng đọc và lĩnh hội được các nội dung 
câu chữ trong tiểu thuyết nhiều trong truyện ngắn và tiểu thuyết.
hơn truyện ngắn. - Em nghĩ rõ ràng giữa tiểu thuyết 
- Trong tiểu thuyết em thấy có và truyện ngắn khác nhau nhưng 
nhiều nhân vật và sự việc hơn không biết chúng có những điểm 
trong truyện ngắn. chung gì?
- Em đã được đọc và xem trên - Em muốn biết thêm về các tác 
Ti-vi các tác phẩm truyện ngắn phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn 
và tiểu thuyết được chuyển thể của Việt Nam và của nước ngoài 
thành phim như: Số đỏ, Làng vì nó hay và hấp dẫn.
Vũ Đại ngày ấy (Chí Phèo, Lão 
Hạc), Chị Dậu (Tắt đèn), 
Hoàng Lê nhất thống chí, Tây 
du kí, Thủy Hử, Tiếng chim hót 
trong bụi mận gai, Hồng lâu 
mộng,..
 GV chốt vấn đề: Như vậy không phải đến bài học này chúng ta mới đọc 
tiểu thuyết và truyện ngắn, cô giáo cảm thấy vui mừng vì các em đã biết mở 
rộng phạm vi đọc, những điều các em muốn biết sẽ dẫn chúng ta vào bài học 
hôm nay.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu mục I - Đặc điểm chung của tiểu thuyết và 
truyện ngắn.
 Trước khi đi vào tìm hiểu nội dung cụ thể của phần I; giáo viên nêu tính 
chất của bài: Đây là bài lí luận văn học về thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn 
nhằm mục đích hướng dẫn đọc các thể loại đó. Tiểu thuyết và truyện ngắn là hai 
thể loại khác nhau nhưng yêu cầu của bài học chưa cần đi vào tìm hiểu sự khác 
biệt mà chỉ yêu cầu biết được các đặc điểm chung của chúng.
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_ly_thuyet_kien_tao_trong_viec.doc