Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn lớp 11

docx 51 trang sk11 03/06/2024 1300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn lớp 11
 1
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
 TRƯỜNG THPT C NGHĨA HƯNG
 
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 
DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM 
HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ 
VĂN LỚP 11
 Lĩnh vực(mã)/cấp học: Ngữ văn (01)/THPT
 Tác giả: NGUYỄN THỊ HUYỀN
 Trình độ chuyên môn: Cử nhân Ngữ văn
 Chức vụ: Giáo viên môn Văn
 Nơi công tác: Trường THPT C Nghĩa Hưng MỤC LỤC
 Trang
 A. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến ........................................................ 6
 I. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 6
 II. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................6
 B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ......................................................................................7
 I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN ...........................7
 1. Đối tượng khảo sát .........................................................................................7
 2. Thời gian, địa điểm và cách thức khảo sát ..................................................... 8
 3. Quá trình khảo sát và phân tích kết quả khảo sát ........................................... 8
 3.1. Việc giảng dạy các tác phẩm văn xuôi tự sự trong chương trình Ngữ văn 11 
 của giáo viên ....................................................................................................... 8
 3.2. Việc học các tác phẩm văn xuôi tự sự trong chương trình Ngữ văn 11 của 
 học sinh ............................................................................................................... 8
 3.3. Một số nhận xét ............................................................................................ 9
 4. Một số phương pháp dạy học truyền thống ..................................................... 9
 5. Các mặt ưu điểm hạn chế của các phương pháp dạy học văn truyền thống.... 9
 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI TẠO RA SÁNG KIẾN ............................10
 1. Vấn đề cần giải quyết .................................................................................10
 2. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ........................................ 14
 a. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực ..................................................... 14
 b. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh tìm 
 hiểu văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn lớp 11 .................................... 15
 3. Một số gợi ý về việc vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích
 cực giúp học sinh tìm hiểu một số văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn
 11........................................................................................................................ 22
 3.1. Một số lưu ý ............................................................................................... 22
 3.2. Văn bản “Hai đứa trẻ” -Thạch Lam (xem giáo án minh họa chi tiết ở phần 
4) .................................................................................................................... 22
 3.3. Văn bản “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân ............................................. 25
 3.4. Văn bản “Hạnh phúc của một tang gia” (Trích Số đỏ) – Vũ Trọng Phụng.... 
..........................................................................................................................27
 3.5. Văn bản Chí Phèo .................................................................................... 29
 4. Giáo án minh họa “Cách vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy
 học tích cực giúp học sinh tìm hiểu văn bản “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam 7
môn được coi là hấp dẫn như Toán, Lí, Hóa, tiếng Anh ... Chính vì thế càng đòi hỏi 
giáo viên dạy Văn phải đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo được giờ học thu hút 
học sinh, làm cho học sinh mong chờ đến tiết học ... Đồng thời còn giúp các em 
nhận thức được rằng: Cái đích cuối cùng của văn học là học làm người. Học văn 
không chỉ để biết mà còn để sống, để tự nâng mình lên thanh sạch hơn, cao thượng 
hơn, nhân văn hơn. Nếu không thì việc học văn, dạy văn chỉ là công việc phù 
phiếm. Thực tế cảm thụ đã cho thấy nhiều người học đã có những dấu hiệu chuyển 
hóa tích cực trong tâm hồn và nhân cách sau những tác động của văn học.
 - Tình trạng học sinh ngày càng lười suy nghĩ, học thuộc văn mẫu để làm tư 
liệu khi làm bài kiểm tra hoặc khi đi thi mà không có sự sáng tạo hay cảm thụ văn 
chương một cách sâu sắc, mang dấu ấn cá nhân.
 - Mấy năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự đổi mới trong cách ra 
đề thi THPTQG theo hướng liên hệ, so sánh, tích hợp, vận dụng. Và để làm được 
các dạng đề như vậy đòi hỏi học sinh phải hiểu vấn đề, biết xác định nội dung nghị 
luận cần bàn, biết xác định các dạng đề nghị luận thì bài làm mới đi đúng hướng. 
Một trong những cách giúp học sinh làm bài tốt, chủ động chính là việc giáo viên 
định hướng cho học sinh chiếm lĩnh tri thức ngay trong từng bài giảng.
 - Trong chương trình Ngữ văn lớp 11, tập 1, học sinh được học một số văn 
bản tự sự của văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930 – 1945 như “Hai đứa trẻ” 
của Thạch Lam, “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, “Hạnh phúc của một tang 
gia” của Vũ Trọng Phụng, “Chí Phèo” của Nam Cao. Đây đều là những tác phẩm 
hay nhưng dung lượng kiến thức dài, số tiết dạy cho một văn bản lại quá ít vì vậy 
ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp nhận tri thức của học sinh nếu giáo viên truyền thụ 
kiến thức theo phương pháp dạy học truyền thống.
 - Từ những thực trạng nêu trên đòi hỏi cần phải có giải pháp đó là vấn đề đổi
mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng tích cực. Vì vậy, tôi đưa ra sáng 
kiến kinh nghiệm dạy học theo hướng “Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật 
dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản tự sự trong chương trình 
Ngữ văn lớp 11”.
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Đối tượng khảo sát
 - Trong quá trình tiến hành khảo về việc dạy và học một số tác phẩm văn 
xuôi tự sự ở lớp 11, tôi tập trung khảo sát trên cơ sở đối tượng:
 + Giáo viên trực tiếp giảng dạy
 + Học sinh khối lớp 11 THPT 9
b. Kết quả
 Với câu hỏi thứ nhất: Tất cả học sinh đều trả lời: Dựa vào câu hỏi sách giáo 
khoa.
 Với câu hỏi thứ hai: 
 - Đa số học sinh trả lời: Chán, buồn ngủ. Vì kiến thức dài, nhàm chán, mệt 
mỏi, thầy cô giảng triền miên, câu hỏi đơn điệu.
 - Một số ít học sinh thấy hứng thú. Vì thầy cô giảng hay, truyền cảm.
 Với câu hỏi thứ ba: Đa số học sinh đều trả lời: Học tập được một số kiến 
thức mà thầy cô truyền đạt.
 Với câu hỏi thứ tư: Đa số học sinh trả lời: Không.
 Với câu hỏi thứ năm: Đa số học sinh trả lời:
 - Giờ học cần sáng tạo, linh hoạt.
 - Bài giảng cần sinh động, phong phú hơn.
 - Học sinh cần được chủ động hơn.
 - Việc tiếp nhận kiến thức nhẹ nhàng mà hiệu quả, nhớ lâu hơn.
3.3. Một số nhận xét
 Như vậy, đa số thầy cô giáo và học sinh đều rất quen thuộc với các tác phẩm 
văn xuôi tự sự, tuy nhiên việc dạy và học chủ yếu vẫn diễn ra theo “nếp” cũ, thầy 
cô chủ yếu là truyền đạt kiến thức, học sinh lắng nghe, ghi chép và học thuộc...
 Tình trạng này là do đây đều là những tác phẩm hay nhưng khó, số tiết trên 
lớp ít  Nhiều thầy cô cũng đã nghĩ tới việc thay đổi phương pháp giảng dạy 
nhưng ngại khó và đặc biệt là những nhận thức về các phương pháp dạy học tích 
cực còn mơ hồ.
4. Một số phương pháp dạy học truyền thống
 Theo các tài liệu và thực tế giảng dạy, dự giờ của đồng nghiệp, tôi nhận thấy 
trước đây giờ học văn hay sử dụng các phương pháp truyền thống như: 
 Phương pháp thuyết trình
 Phương pháp giảng giải, minh họa
 Phương pháp vấn đáp
5. Các mặt ưu điểm hạn chế của các phương pháp dạy học văn truyền thống
 Đó là lối dạy học đề cao vai trò của người dạy học mà quên đi vai trò chủ 
động của người học, người dạy không lấy vai trò của học sinh làm trung tâm vì vậy 
giờ học không mang lại hiệu quả cao.
 Sử dụng phương pháp dạy học truyền thống có ưu điểm:
 - Giáo viên sẽ định hướng cho học sinh hiểu theo những kiến thức mà giáo 
viên đặt ra để truyền đạt cho học sinh. 11
khác. Để có thể đạt được mục tiêu đó, phương pháp và kĩ thuật dạy học cần phải 
đổi mới sao cho phù hợp với nhận thức khoa học để học sinh có thể tham gia vào 
hoạt động tìm tòi, sáng tạo giải quyết vấn đề, góp phần đắc lực hình thành năng lực 
hành động, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh để từ đó bồi 
dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, hình thành khả năng học tập cho bản thân. 
 Hoạt động học của học sinh bao gồm các hành động với tư liệu dạy học, sự 
trao đổi, tranh luận với nhau và sự trao đổi với giáo viên. Hành động học của học 
sinh với tư liệu hoạt động dạy học là sự thích ứng của học sinh với tình huống học 
tập đồng thời là hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân. Sự trao đổi, 
tranh luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên nhằm tranh thủ sự 
hỗ trợ xã hội từ phía giáo viên và tập thể học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri 
thức. Thông qua các hoạt động của học sinh với tư liệu học tập và trao đổi đó mà 
giáo viên thu được những thông tin liên hệ ngược cần thiết cho sự định hướng của 
giáo viên với học sinh.
 Hoạt động của giáo viên bao gồm hành động với tư liệu dạy học và sự trao 
đổi, định hướng trực tiếp với học sinh. Giáo viên là người tổ chức tư liệu hoạt động 
dạy học, cung cấp tư liệu nhằm tạo tình huống cho hoạt động của học sinh. Dựa 
trên tư liệu dạy học, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động 
của học sinh với tư liệu học tập và định hướng sự trao đổi, tranh luận của học sinh 
với nhau.
 Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri 
thức mới vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích 
cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện 
kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy sinh.
 Như vậy, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động 
hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát 
huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích 
cực của người dạy.
 Trong điều 24.2, Luật Giáo dục đã ghi: phương pháp giáo dục phổ thông 
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với 
đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ 
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, 
hứng thú học tập cho học sinh. 
 Vậy tính tích cực là gì ? Biểu hiện của nó trongdạy học thế nào? Khi nào thì 
coimột phương pháp và kĩ thuật dạy học là phương pháp tích cực ?
 Trong từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) giải thích: Tích cực là: có ý 13
 + Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn.
 + Tìm tòi, sáng tạo, tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.
 + Chú ý học tập, hăng hái tham gia phát biểu ý kiến, ghi chép.
 + Tốc độ học tập nhanh.
 + Ghi nhớ những điều đã học.
 + Hiểu bài và có thể trình bày lại nội dung bài học.
 + Hoàn thành tốt những nhiệm vụ học tập được giao.
 + Đọc thêm và làm các bài tập khác ngoài những công việc được thầy giao.
 + Biết vận dụng những điều đã học vào thực hành.
 Tính tích cực có liên quan đến nhiều phẩm chất và hoạt động tâm lí nhận 
thức của con người. Cụ thể là động cơ tạo ra hứng thú, hứng thú lại là tiền đề của tự 
giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lí tạo nên tính tích cực. Tính tích cực 
sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sángtạo. Như thế, 
để đạt được mức độ độc lập, sáng tạo trong nhận thức, giáo viên phải thường xuyên 
phát huy tính tích cực học tập ở học sinh.
 Tích cực hóa là một tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của 
người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể 
tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập cho người học. Tất cả các phương 
pháp và kĩ thuật dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đều 
được coi là phương pháp dạy học tích cực. Một phương pháp dạy học nào đó tự nó 
không tích cực hay tiêu cực. Đồng thời phương pháp nào cũng gắn liền với người 
sử dụng phương pháp. Cho nên, một phương pháp dạy học có phát huy được tính 
tích cực học tập của học sinh hay không còn tùy thuộc vào năng lực của người giáo 
viên sử dụng nó. Tức là, bất kì cách thức tổ chức dạy học nào được thực hiện tạo 
nên sự đổi mới, khiến các em có những vận động trí tuệ, cảm xúc đều là phương 
pháp dạy học tích cực.
 Với sự đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học, giáo viên không còn đóng 
vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà giáo viên trở thành người thiết 
kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học 
tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương 
trình. Trên lớp học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn. Nhưng 
để có được sự đổi mới trong cách dạy và cách học thì khi soạn giáo án, giáo viên đã 
phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có 
thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, 
dẫn dắt, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học 
sinh.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mot_so_phuong_phap_va_ki_thua.docx