Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học bài 5, môn Giáo dục công dân lớp 11 “Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá” theo hướng trải nghiệm sáng tạo

doc 47 trang sk11 10/06/2024 970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học bài 5, môn Giáo dục công dân lớp 11 “Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá” theo hướng trải nghiệm sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học bài 5, môn Giáo dục công dân lớp 11 “Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá” theo hướng trải nghiệm sáng tạo

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học bài 5, môn Giáo dục công dân lớp 11 “Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá” theo hướng trải nghiệm sáng tạo
 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC BÀI 5, MÔN 
GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 “CUNG CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG 
HÀNG HOÁ” THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Giáo dục phổ thông Việt Nam những năm gần đây đang trong tiến trình đổi 
mới mạnh mẽ, toàn diện theo hướng “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu 
trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi 
đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình 
và giáo dục xã hội”[8]
 Thực tế đó đòi hỏi mỗi người thầy không ngừng học hỏi, tìm tòi, đổi mới về nội 
dung, hình thức và phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu 
cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập và đưa giáo dục Việt Nam tiệm cận 
với những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
 Việc đổi mới Giáo dục phổ thông hiện nay cũng tạo ra nhiều cơ hội để giáo viên 
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, trong đó có môn Giáo dục công dân - môn học 
có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục nhưng nhiều quan điểm còn cho 
đây là môn học phụ, khô khan, máy móc, giáo điều. Theo tôi một phần là do cách dạy 
học truyền thống nặng về truyền thụ kiến thực một chiều.
 Muốn nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, trước hết người giáo viên phải tạo 
hứng thú, khơi gợi được đam mê học tập cho học sinh một cách tự giác.Và việc vận 
dụng phương pháp dạy học dự án, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là cách thức 
hữu hiệu để “phá vỡ” không gian chật hẹp của lớp học, tạo điều kiện cho học sinh thỏa 
sức học tập tự chủ, sáng tạo dưới sự định hướng và giúp đỡ của giáo viên.
 Phương pháp dạy học dự án gắn với tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo hết 
sức phù hợp với môn Giáo dục công dân, Đặc biệt, bài 5, GDCD lớp 11 “Cung cầu 
trong sản xuất và lưu thông hàng hoá” là một bài học có nhiều nội dung thực tiễn, 
việc tổ chức dạy học dự án theo hướng trải nghiệm sáng tạo sẽ góp phần không nhỏ 
 1 B.NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
1.1. Quan niệm về dạy học dự án
 Dạy học dự án là hình thức dạy học (phương pháp dạy học theo nghĩa rộng) 
mà trong đó, HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý 
thuyết và thực hành, thực tiễn. HS thực hiện nhiệm vụ với tính tự lực cao trong toàn 
bộ quá trình học tập . Bản chất của dạy học dự án là người học lĩnh hội kiến thức và 
kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn (bài tập 
dự án). Kết thúc dự án, người học phải tạo ra sản phẩm gắn với thực tiễn cụ thể.
 Dạy học dự án có ý nghĩa quan trọng đối với GV và HS. Đối với GV, dạy học 
dự án tạo điều kiện để GV nâng cao năng lực nghề nghiệp, tăng cường sự phối hợp 
giữa các lực lượng giáo dục, phát triển mối quan hệ gần gũi, hợp tác hiệu quả giữa GV 
và HS, từ đó nâng cao chất lượng dạy học. Đối với HS, dạy học dự án là cơ hội cho 
các em phát triển các kỹ năng tư duy bậc cao như xác định, giải quyết vấn đề, phát 
triển năng lực hợp tác, tự học, giao tiếp; thúc đẩy HS hứng thú, say mê học tập; 
bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học; rèn luyện bản lĩnh, sự tự tin, khả 
năng tự chủ của HS trong học tập và trong cuộc sống. 
 Dạy học dự án là phương pháp, hình thức tổ chức dạy học quan trọng và hiệu 
quả trong giáo dục định hướng phát triển năng lực hiện nay, phù hợp với nhiều dạng 
bài học và hoạt động học tập khác nhau, đặc biệt là hoạt động TNST.
1.2. Quan niệm về giáo dục qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST)
 Hoạt động hoc tập TNST được hiểu là “hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá 
nhân HS được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như 
môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua 
đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực, từ đó tích luỹ 
 3 vấn; xây dựng mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử; làm việc 
nhóm
 - Tăng tính hấp dẫn trong học tập, tạo hứng thú và phát huy mạnh mẽ tính tích 
cực, chủ động, tư duy độc lập sáng tạo của HS.
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực HS một cách toàn diện.
 - Tạo điều kiện kết nối các kiến thức khoa học liên môn, xuyên môn, liên ngành.
 - Có hình thức và cách thức tổ chức hoạt động đa dạng, có tính mở về không 
gian, tăng cường gắn kết giữa các lực lưng giáo dục trong và ngoài nhà trường. 
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng dạy học Giáo dục công dân ở trường phổ thông
 Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi 
mới căn bản và toàn diện giáo dục khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương 
pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và 
vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một 
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo 
cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới trí thức, kĩ năng, phát triển năng lực. 
Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thành học tập đa dạng, chú ý các 
hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”. “Chuyển mạnh quá trình 
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm 
chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường 
gắn với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.[8]
 Thực hiện chủ trương trên, trong những năm gần đây, giáo dục phổ thông nước 
ta đang thực hiện đổi mới toàn diện theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng 
tạo, rèn luyện phương pháp tư duy cho HS. Các trường THPT đã và đang đổi mới 
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá môn học theo hướng phát triển năng lực, gắn 
giáo dục với thực tiễn.
 Phần lớn GV hiện nay ở các trường đã nhận thức được việc cần phải đổi mới 
phương pháp dạy học GDCD theo hướng tích cực lấy HS làm trung tâm, phát huy tính 
 5 * Đối tượng, thời gian khảo sát: 10 GV dạy môn GDCD và 100 HS ở một số 
trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh là: THPT Chuyên Phan Bội Châu, THPT 
Lê Viết Thuật, THPT Dân tộc nội trú, THPT Huỳnh Thúc Kháng. Việc khảo sát được 
tiến hành vào đầu năm học 2020 - 2021:
 Số GV Số HS
 TT Trường
 được khảo sát được khảo sát
 1 THPT Chuyên Phan Bội Châu 2 30
 2 THPT Dân tộc nội trú 2 25
 3 THPT Huỳnh Thúc Kháng 3 20
 4 THPT Lê Viết Thuật 3 25
 * Phương pháp khảo sát: Phát phiếu điều tra khảo sát cho GV (Phụ lục 1.1) và 
HS (Phụ lục 1.2); trao đổi, phóng vấn trực tiếp một số GV và HS.
 * Nội dung khảo sát:
 Về phía GV: nhận thức và thái độ đối với việc vận dụng phương pháp dạy học 
dự án vào dạy học GDCD theo hướng TNST; thực tiễn việc vận dụng phương pháp, 
hình thức nêu trên vào thực tế dạy học phần kinh tế ở trường THPT. 
 Về phía HS: mức độ hứng thú của HS trong học tập môn GDCD nói chung và 
phần kinh tế nói riêng; thực tế việc học tập GDCD phần kinh tế của HS; mức độ 
hứng thú được tham gia vào các dự án học tập theo hướng TNST. 
 * Kết quả khảo sát
 - Về phía GV: 
 +100% GV được khảo sát đều cho rằng cần thiết phải tổ chức dạy học GDCD 
theo hướng TNST, trong đó có vận dụng phương pháp dạy học dự án.
 + 20% GV được hỏi (2/10) thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học dự án 
trong dạy học , 30% GV (3/10) thỉnh thoảng sử dụng và 50% GV (5/10) hiếm khi 
hoặc chưa bao giờ sử dụng phương pháp, hình thức dạy học trên.
 + Về khó khăn trong việc tổ chức dạy học GDCD bằng phương pháp dự án 
thông qua TNST, phần lớn GV được hỏi đều nhất trí với những nội dung như: tốn 
 7 Về Vận dụng quan hệ cung cầu: Cho HS trao đổi sau khi các nhóm trình bày 
phần dự án tìm hiểu.
2. Nguyên tắc và quy trình tổ chức dạy học dự án theo hướng TNST trong dạy 
học 
2.1. Nguyên tắc
 - Lựa chọn chủ đề và xây dựng nội dung dạy học phải gắn với thực tiễn, có 
tính phổ biến đảm bảo đáp ứng mục tiêu môn học, bài học. 
 - Những dự án GV lựa chọn để tổ chức và hướng dẫn HS triển khai phải phù 
hợp với nội dung bài học 
 - GV chỉ triển khai những dự án có tính thực tiễn: phù hợp với nhu cầu và trình 
độ nhận thức của HS; có tính khả thi và tận dụng tối đa những điều kiện sẵn có của 
địa phương (ưu tiên lựa chọn những dự án có thể triển khai trải nghiệm ngay tại địa 
bàn của trường đóng nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí). 
 - GV ưu tiên hướng dẫn HS lựa chọn và triển khai những dự án đem lại hiệu 
quả giáo dục cao và có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
 - Việc xây dựng và triển khai các dự án phải hướng tới mục tiêu trọng tâm là 
hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng 
sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.
 - Kết hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phong phú, đa 
dạng theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của HS. 
 - Trong dạy học dự án theo hướng TNST, các phương pháp được sử dụng chủ 
yếu là: làm việc nhóm, dạy học giải quyết vấn đề, khảo sát thực tế để thu thập và xử 
lí thông tin, sử dụng công nghệ thông tin HS đóng vai trò trung tâm, chủ động trải 
nghiệm sáng tạo; do đó, cần phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức để phát 
huy năng lực tự chủ, độc lập của HS. Mặt khác, GV vẫn đóng vai trò quan trọng hàng 
đầu quyết định kết quả của quá trình dạy học với tư cách là người hướng dẫn, tổ 
 9 Video clip..., tạo cơ hội cho HS tham gia tự đánh giá, đánh giá trong nhóm và đánh 
giá các nhóm khác.
 Quy trình xây dựng kế hoạch và triển khai dự án trong dạy học GDCD lớp 11 
“Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá” theo hướng TNST được tác giả 
thực hiện trên thực tế tại trường THPT Chuyên Phan Bội Châu trong năm học 2020 - 
2021 được trình bày dưới đây.
3. Xây dựng kế hoạch và triển khai một số dự án trong dạy học bài 5, GDCD 11 
“ Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá” 
- Dự án “Nghiên cứu việc cung cầu tác động lẫn nhau” tại Công ty Sách, Thiết bị 
trường học Nghệ An vào dịp đầu năm học.
- Dự án “ Cung cầu tác động đến giá cả” một số mặt hàng tại Siêu thị Big C.
- Dự án: “ Giá cả tác động đến Cung cầu” các mặt hàng quần áo, bánh trung thu, 
đồ chơi trẻ em dịp tết Trung thu tại một số cửa hàng trên địa bàn thành phố Vinh.
 GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch và triển khai dự án 
 Đối tượng tham gia dự án là HS lớp 11 C2 Trường THPT Chuyên Phan Bội 
Châu. Dự án được lên kế hoạch và thực hiện trong 2 tuần lễ.
 3.1. Mục tiêu của dự án
 - Về kiến thức: giúp HS trang bị những hiểu biết về quan hệ cung cầu trong sản 
xuất và lưu thông hàng hoá cụ thể : cung cầu tác động lẫn nhau, cung cầu tác động 
đến giá cả, giá cả tác động đến cung cầu. Từ đó, hình thành kiến thức về sự tác động 
của cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
 - Về thái độ, tình cảm: khơi gơi sự hứng thú, tính tích cực và say mê trong học 
tập.
 - Về kĩ năng: rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu; kĩ năng khai thác các 
nguồn tài liệu để thu thập và xử lí thông tin; kĩ năng khảo sát và tìm hiểu thông tin 
trên thực tế trải nghiệm; kĩ năng làm việc nhóm; kĩ năng phỏng vấn; kĩ năng sử dụng 
công nghệ thông tin; kĩ năng thuyết trình, giao tiếp, thảo luận, tranh biện... Góp phần 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_du_an_vao.doc