Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chủ đề “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia”, GDQP-AN lớp 11 – THPT

docx 65 trang sk11 12/08/2024 780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chủ đề “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia”, GDQP-AN lớp 11 – THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chủ đề “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia”, GDQP-AN lớp 11 – THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chủ đề “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia”, GDQP-AN lớp 11 – THPT
 MỤC LỤC
 TT NỘI DUNG TRANG
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1 Lí do chọn đề tài 1
 2 Mục đích nghiên cứu 2
 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
 5 Phương pháp nghiên cứu 2
 6 Giả thuyết khoa học 3
 7 Những đóng góp của đề tài 3
 8 Cấu trúc của sáng kiến 3
 PHẦN II. NỘI DUNG
 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
 1.1 Tổng quan các công trình liên quan đến đề tài 4
 1.2 Cơ sở lí luận 4
1.2.1 Khái niệm về dự án 4
1.2.2 Đặc điểm của phương pháp dạy học theo dự án 4
1.2.3 Các bước tiến hành dạy học theo dự án 5
 1.3 Cơ sở thực tiễn 6
1.3.1 Thực trạng dạy học môn GDQP-AN ở trường THPT 6
 Thực trạng áp dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học 
1.3.2 7
 ở trường THPT
 Kết quả khảo sát thực trạng áp dụng PPDHDA vào dạy học 
1.3.3 7
 chủ đề tại các trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương
 Đánh giá thực trạng vận dụng PPDHDA vào dạy học chủ đề 9
1.3.4
 ở các trường THPT tại huyện Đô Lương, Nghệ An
 CHƯƠNG 2. DỰ ÁN DẠY HỌC
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA 3.3.1 Chọn mẫu thực nghiệm 43
3.3.2 Kết quả thực nghiệm 43
 3.4 Nhận xét, đánh giá của Thầy (cô) giáo và học sinh 45
3.4.1 Nhận xét, đánh giá của Thầy (cô) giáo 45
3.4.2. Cảm nhận của học sinh 45
 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1 KẾT LUẬN 47
 1.1 Kết quả đạt được 47
 1.2 Ý nghĩa của đề tài 47
 2 KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 48 2. Mục đích nghiên cứu
 - Việc nghiên cứu, xây dựng: dạy học dự án vào dạy học chủ đề “Bảo vệ 
chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” GDQP-AN lớp 11–THPT nhằm góp 
phần nâng cao chất lượng học tập môn GDQP-AN,
 - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh
 - Nâng cao sự liên hệ giữa lý thuyết với thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt 
động làm việc nhóm.
 - Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, tạo tính hứng thú trong học tập, 
giúp HS được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống, góp phần hình thành phẩm chất 
năng lực; góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng, cung 
cấp nhân lực trực tiếp cho địa phương.
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu đề tài giải quyết các vấn đề sau:
 - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học gắn liền với trải nghiệm.
 - Thiết kế tiến trình DHDA qua chủ đề “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên 
giới quốc gia”.
 - Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại đơn vị công tác và các đơn vị khác.
 - Khảo sát kết quả thử nghiệm đề tài thông qua lấy ý kiến của đồng nghiệp
và HS
 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 - Nghiên cứu áp dụng cho học sinh khối 11 tại trường THPT Đô Lương 2
trong năm học 2021 – 2022
 - Nghiên cứu xây dựng chủ đề dạy học “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên 
giới quốc gia” bằng DHDA.
 - Phạm vi và khả năng nhân rộng cho tất cả các đối tượng học sinh, áp dụng 
cho dạy học đại trà ở tất cả các trường THPT.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 Ở đề tài này tôi đã thực hiện các phương pháp như sau:
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp chuyên gia.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp nghiên cứu quan sát các sản phẩm hoạt động của học sinh.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
 - Phương pháp thống kê.
 2 PHẦN II. NỘI DUNG
 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
 Qua tìm hiểu, tôi thấy có khá nhiều đề tài nghiên cứu và áp dụng PPDHDA 
(ở các môn học khác). Trong phạm vi của đề tài, tôi xin liệt kê một số công trình 
nghiên cứu DHDA như:
 - “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy môn giáo dục công dân 
ở trường THPT” – Tác giả: Đào Thị Ngọc Minh – trường Đại học sư phạm Hà 
Nội.
 - “Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức thuộc phần “Từ trường và 
cảm ứng điện từ” – Học phần điện và từ đại cương cho sinh viên nghành kĩ thuật 
trường đại học giao thông – Tác giả Nguyễn Thanh Nga – Đại học sư phạm thành 
phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ năm 2009).
 - Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học môn Toán cho 
học sinh lớp 10 – 11 THPT – Tác giả: Nguyễn Đắc Thắng – Trương đại học Giáo 
dục (Bảo vệ luận văn, năm 2012)
 Và bước đầu thực nghiệm DHDA vào bộ môn GDQP-AN của một số 
trường THPT Nhưng đề tài DHDA qua chủ đề “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và 
biên giới quốc gia”, mới ở phương pháp tổ chức và thiết kế nội dung theo hướng 
trải nghiệm, sáng tạo. Học sinh làm việc chủ yếu theo nhóm, có thể vận dụng kiến 
thức liên môn để đóng vai, thuyết minh, phỏng vấn... Hoạt động trải nghiệm dạy 
học dự án ngoài phạm vi nhà trường còn nhằm mục đích nâng cao ý thức trách 
nhiệm của đoàn viên, thanh niên đối với đất nước. PPDHDA qua chủ đề giúp giáo 
viên có thể tham khảo, sử dụng một cách sáng tạo, hiệu quả trong dạy học và thông 
qua kết quả thực nghiệm có đối chứng để kiểm chứng tính khả thi của đề tài.
 1.2. Cơ sở lý luận của đề tài
 1.2.1. Khái niệm về dự án
 ''Dự án'' được hiểu theo nghĩa phổ thông là đề án, một dự thảo hay một kế 
hoạch, trong đó đề án, dự thảo hay kế hoạch này cần được thực hiện nhằm đạt mục 
đích đề ra.
 1.2.2. Đặc điểm của phương pháp dạy học theo dự án
 Là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học 
tập phức hợp, có mục tiêu rõ ràng, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực 
hành. Người học được hướng dẫn để thực hiện các công việc như tự lập kế hoạch, 
tự triển khai thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh, tự đánh giá quá trình và kết 
quả thực hiện. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả của dự án là 
những sản phẩm cụ thể, được trình bày rõ ràng, có thể giới thiệu được.
 4 Bước 5: Đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu xác định
 - Học sinh tự rút ra những bài học từ việc học theo dự án: Đã học được gì? 
Hình thành được những thái độ tích cực nào? Có hài lòng về kết quả thu được 
không? Đã gặp những khó khăn gì và đã giải quyết như thế nào? Những cảm nhận 
của cá nhân sau khi thực hiện xong một dự án?
 - Giáo viên: Đánh giá chất lượng sản phẩm giới thiệu, kết quả tự đánh giá, 
phương pháp làm việc.
 1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
 1.3.1. Thực trạng dạy học môn GDQP-AN ở trường THPT
 GDQP-AN là môn học chính khóa trong trường THPT, là một nội dung cơ 
bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
 Bộ môn GDQP-AN ở trường THPT góp phần giáo dục toàn diện cho HS về 
lòng yêu nước, yêu CNXH, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu 
tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, của lực lượng vũ trang nhân dân Việt 
Nam, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam 
và thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, rèn những kĩ năng cần thiết, những 
thao tác tư duy cơ bản.
 Những năm gần đây, bộ môn QP-AN ở trường THPT đã có nhiều thay đổi 
tích cực về nội dung, PPDH. Phần lớn GV hiện nay ở các trường đã nhận thức 
được việc cần phải đổi mới PPDH QP&AN theo hướng tích cực, lấy HS làm trung 
tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập. 
Nhiều PPDH mới được GV tiến hành trong quá trình giảng dạy như: dạy học dự 
án, thảo luận nhóm, dạy học nêu vấn đềđã mang lại kết quả tốt, giúp HS có thể 
lĩnh hội kiến thức một cách tốt hơn và đồng thời cũng cho bản thân GV thấy hứng 
thú, say mê với sự nghiệp.
 Tuy nhiên, thực trạng dạy và học GDQP-AN ở trường THPT hiện nay vẫn 
còn nhiều bất cập dẫn đến chất lượng dạy và học chưa cao. Việc thay đổi từ quan 
niệm “người thầy làm trung tâm” sang “học trò là trung tâm” chưa thật sự rõ nét. 
Đa số HS chưa coi trọng, yêu thích môn học vì nhiều lí do khác nhau như: các bài 
giảng khô khan, nhàm chán, thiếu tính hấp dẫn, chưa tạo được hứng thú trong học 
tập. HS học tập một cách thụ động, đơn thuần chỉ là ghi nhớ kiến thức một cách 
máy móc mà không rèn luyện kĩ năng tư duy hay thuyết trình. Với cách học truyền 
thống đã khiến tư duy của nhiều HS đi vào lôi mòn, học sinh chỉ ghi chép kiến 
thức bằng các dòng chữ, với cách học này chúng ta không kích thích được sự phát 
triển của trí não, điều đó làm cho một số HS tuy học tập rất chăm chỉ nhưng sự tiếp 
thu vẫn hạn chế. Bên cạnh đó, HS luôn cảm thấy mất tự tin khi đứng trước tập thể, 
không biết thế nào dể trình bày một vấn đề cho logic và mang tính thuyết phục. 
Kết quả dẫn đến học sinh không có hứng thú học tập, đánh mất sự đam mê học hỏi, 
tiếp thu kiến thức.
 6 PP dạy PP dạy học giải PP bàn tay 
 4 Phương pháp hoặc kĩ thuật học theo quyết vấn đề nặn bột
 dạy học nào được sử dụng dạy dự án
 chủ đề? 23,2% 69.5% 7.3%
 Thái độ của học sinh khi được Rất hứng Hứng thú Không hứng 
 5 hướng dẫn dạy học dự án vào thú thú
 dạy học chủ đề?
 16% 39% 45%
- Điều tra từ HS:
 T Câu hỏi Tỉ lệ lựa chọn (%)
 T
 Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
 1 Em đánh giá như 
 thế nào về vai trò 85,3% 14,7% 0%
 của việc học tập dự 
 án theo hoạt động 
 nhóm hiện nay ?
 Ngoài giờ học trên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
 2 lớp em đã giành bao 
 nhiêu thời gian tìm 
 hiểu về ứng dụng 26% 63.7% 10,3%
 của các kiến thức 
 được học ?
 3 Em có thực hiện kế Có Không Không có kế hoạch
 hoạch học tập đã đề 
 ra khi học tập 1 dự 
 án chủ đề không ? 51,3 % 16.2% 32.5%
 Cảm nhận lĩnh hội kiến thức trong quá trình học tập dự án vào chủ đề
 Mức độ Gặp rất nhiều Gặp nhiều Gặp ít Không gặp 
 khó khăn khó khăn khó khăn khó khăn
 Số 
 235 149 31 15
 lượng
 Tỷ lệ % 54.65% 34.65% 7.21% 3.49%
Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng phát triển dạy học dự án vào dạy học chủ đề
 8 CHƯƠNG 2. DỰ ÁN DẠY HỌC
 BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
 2. 1. Mục tiêu dạy học
 2.1.1. Kiến thức
 - HS hiểu được khái niệm; sự hình thành; các bộ phận cấu thành lãnh thổ và 
chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam và cách xác định đường biên giới 
quốc gia trên đất liền, trên biển, trong lòng đất và trên không.
 - Quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước; các nội dung biện pháp cơ 
bản về xây dựng quản lí và bảo vệ biên giới quốc gia.
 - Xác định được thái độ, trách nhiệm của công dân trong xây dựng, quản lí 
và bảo vệ biên giới quốc gia.
 - Trách nhiệm của HS trong việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, 
biên giới quốc gia của Tổ quốc hiện nay.
 2.1.2. Kỹ năng
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng xác định kiến thức cơ bản
 - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp vấn đề, so sánh, phân tích.
 - Rèn luyện kĩ năng thu thập, xử lý tư liệu, ứng dụng công nghệ thông tin 
( PowerPoint – Word), xây dựng các video vào việc xây dựng bài thuyết trình.
 - Rèn khả năng làm việc hiệu quả theo nhóm
 - Sử dụng bản đồ tư duy để phát triển các ý tưởng cá nhân về một chủ đề nào 
đó, biết cách sử dụng kĩ thuật KWL, biết sử dụng các phàn mềm Power Point, 
Word, Prezi chèn hình ảnh, âm thanh, tạo video tạo nên sản phẩm báo cáo dự 
án học tập.
 -Kĩ năng quan sát và thể nghiệm đời sống; kĩ năng trình bày một vấn đề; kĩ 
năng tranh luận, thảo luận; kĩ năng xây dựng một bài thuyết trình của bộ môn 
GDQP-AN.
 - Phát triển kĩ năng thuyết trình, giao tiếp, thiết lập được bài phỏng vấn, xây 
dựng được kịch bản...
 - Rèn luyện kĩ năng sống
 + Tính hợp tác giữa các thành viên trong công việc; sự chia sẻ; sự phân công 
công việc theo năng lực; sự khéo léo trong giao tiếp; sự khoa học trong kế hoạch 
học tập và làm việc; Cách thức và những nguyên tắc khi liên hệ công việc và đề 
nghị hợp tác với các tổ chức; Thói quen làm việc đúng thơi gian, khả năng vượt 
thử thách, tháo gỡ khó khăn... Phát huy được năng lực riêng, sở trường của người
 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_du_an_vao.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chủ đề “Bảo vệ chủ quyền lãnh t.pdf