Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy các khái niệm toán học trong chương II, Hình học không gian lớp 11

doc 28 trang sk11 16/04/2024 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy các khái niệm toán học trong chương II, Hình học không gian lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy các khái niệm toán học trong chương II, Hình học không gian lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy các khái niệm toán học trong chương II, Hình học không gian lớp 11
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
A. MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Đối tượng nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 4
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 5
I. Cơ sở lý luận của đề tài 5
 1.1.Cơ sở khoa học 6
 1.2. Cơ sở thực tiễn 7
II. Thực trạng của đề tài 8
III. Các giải pháp thực hiện 10
 3.1. Xây dựng cấu trúc các hoạt động (HĐ) dạy học khái niệm. 10
 3.2. Quy trình xây dựng các hoạt động học tập nhằm vận dụng những 
phương pháp dạy học tích cực trong dạy học khái niệm chương II, Hình 12
học không gian lớp 11.
 3.3. Dạy học khái niệm trong chương II, Hình học không gian lớp 11. 12
 3.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 20
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21
1. Kết luận 21
2. Kiến nghị 21
3. Tài liệu tham khảo 22
4. Phụ lục 23
 1 mỗi yếu tố và biện pháp đều cần phải phát huy tính tích cực, chủ động của học 
sinh và lấy học sinh làm trung tâm, phải chuyển đổi từ việc “Thầy dạy – Trò 
học” sang “Trò chủ động khám phá, tìm hiểu và chủ động tiếp thu kiến thức”.
 Câu trả lời là: Việc truyền đạt các khái niệm cơ bản của Toán học đến học 
sinh là vấn đề cốt lõi của việc dạy và học toán ở cấp Trung học nói chung và 
THPT nói riêng. Có nhiều con đường tiếp cận khác nhau để thực hiện bài dạy 
khái niệm toán học, nhưng có thể quy về ba con đường tiếp cận chính là: “Con 
đường quy nạp”, “Con đường suy diễn” và “Con đường kiến thiết”. Tất cả 
được thiết kế trên cơ sở của các phương pháp dạy học tích cực (PPDH). Vì vậy, 
dạy học khái niệm cần được vận dụng một cách tổng hợp các PPDH tích cực 
gắn với nội dung khái niệm và đối tượng học sinh cho phù hợp sẽ đạt được hiệu 
quả cao hơn. 
 Cần xác định, việc dạy các khái niệm Toán học ở THPT nhằm giúp học 
sinh đạt được các yêu cầu sau:
 - Hiểu được các tính chất đặc trưng của khái niệm đó.
 - Biết nhận dạng khái niệm, đồng thời biết thể hiện khái niệm.
 - Biết phát biểu rõ ràng, chính xác định nghĩa của khái niệm.
 - Biết vận dụng khái niệm trong các tình huống cụ thể trong hoat động 
giải toán cũng như áp dụng vào thực tiễn.
 - Hiểu được mối quan hệ của khái niệm với các khái niệm khác trong một 
hệ thống khái niệm. 
 Bởi vậy, việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học khái 
niệm Toán học không đơn giản là chỉ áp dụng một cách máy móc, hình thức để 
tiến hành quá trình dạy học mà nó còn tuỳ thuộc vào bài học, điều kiện học tập, 
đối tượng học sinh, tính chất của bài học và năng lực sư phạm của người thầy. 
Những điều đó khẳng định việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong 
quá trình dạy học môn toán nói chung và dạy học khái niệm toán học nói riêng ở 
trường trung học phổ thông vẫn còn là vấn đề cần sự nhìn nhận, vận dụng, khai 
thác theo nhiều hướng khác nhau để phù hợp và đạt hiệu quả trong quá trình 
giảng dạy của thầy và học tập của trò. Quá trình hoạt động này cần có sự đồng 
bộ giữa thầy và trò một cách nhịp nhàng, chủ động điều này sẽ làm học sinh 
nắm vững hơn những tri thức, hình thành kĩ năng và bồi dưỡng nhân cách, phẩm 
chất đạo đức đức cho học sinh.
 Từ nhận thức trên và thực tiễn giảng dạy, quá trình tích lũy kinh nghiệm 
của bản thân, tôi xin đề xuất việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và 
dạy học khái niệm Toán học nói riêng bằng đề tài: “Vận dụng phương pháp 
 3 B - NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lý luận của đề tài.
 - Trong thời đại mà con người ngày càng sử dụng nhiều phương tiện khoa 
học kỹ thuật tân tiến thì năng lực suy luận, tư duy và năng động trong việc giải 
quyết vấn đề ngày càng trở nên cấp thiết. 
 - Nghị quyết hội nghị lần thứ IV (khóa VII, 1993), hội nghị lần III (khóa 
VIII, 1997) của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: 
“Mục tiêu giáo dục - đào tạo phải hướng vào đào tạo những con người lao động 
tự chủ, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thường gặp...” và mục 
tiêu của chương trình mới là “góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, 
phong cách lao động khoa học, biết lao động hợp tác, có ý chí và thói quen tự 
học thường xuyên”. Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Ban Chấp hành Trung 
ương Đảng lần thứ 8, khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào 
tạo...”. Các quan điểm đó được thể chế hóa trong luật giáo dục nước Cộng hoà 
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam như sau:
 “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư 
duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và 
ý chí vươn lên” (Luật giáo dục 1998, chương I, điều 4).
 - Như vậy, với nhu cầu cấp bách đáp ứng cho một xã hội tiến bộ thể hiện 
qua các nghị quyết, điều luật đã hình thành cuộc vận động đổi mới phương pháp 
dạy học ở tất cả các cấp trong ngành Giáo dục và đào tạo trong những năm qua.
 - Đổi mới PPDH ở trường THPT được diễn ra theo bốn hướng chủ yếu sau:
 + Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động trong học tập của học sinh;
 + Bồi dưỡng phương pháp tự học;
 + Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
 + Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh;
 Trong đó, hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động trong học tập của 
học sinh được xem là chủ đạo, chi phối đến ba hướng còn lại Nhằm hiện đại hóa 
nền giáo dục theo hướng tiếp cận các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới nhưng 
phải phù hợp với thực tiễn, văn hóa Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng và 
nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đổi mới về giáo dục. Yêu 
cầu đặt ra là phải đổi mới về phương pháp giáo dục, nhằm giải quyết mâu thuẫn 
giữa việc đào tạo con người mới “vừa hồng, vừa chuyên” với thực trạng dạy học 
của nước ta hiện nay – những phương pháp đã bộc lộ nhiều yếu điểm như:
 - Thầy thuyết giảng, trò tiếp nhận kiến thức một cách thụ động.
 - Tri thức thường được truyền thụ dưới dạng có sẵn, ít chứa đựng sự tìm 
tòi, khám phá của học sinh.
 - Hoạt động dạy của thầy là chủ đạo, làm lu mờ hoạt động học của trò.
 5 và tổ chức của GV. Vấn đề đó thuộc phạm trù phương pháp luận của PPDH 
toán, đặc biệt là những phương pháp hiện đại. Đó chính là lý do chính để tôi xây 
dựng sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học tích 
cực vào giảng dạy các khái niệm toán học trong chương II, Hình học không 
gian lớp 11”. 
 Việc phát triển tư duy, gây hứng thú học tập cho học sinh, tạo cho học 
sinh sự ham mê tìm hiểu, khám phá về các khái niệm mới, liên hệ với thực tiễn 
một trong những yêu cầu tất yếu trong sự ”Dạy” và ”Học” khái niệm Toán học 
nói chung và khái niệm Hình học 11 nói riêng. Để đạt được, đáp ứng được các 
yêu cầu trên thì trước hết cần gợi cho học sinh cách phát hiện vấn đề cần tìm 
hiểu, hay nói một cách khác “Đặt học sinh vào tình huống có vấn đề” trên cơ sở 
dẫn dắt kiến thức, dẫn dắt hoạt động để tạo sự hứng thú, hấp dẫn trong học tập 
(Hỏi và trả lời chính là đặt tình huống có vấn đề rồi tìm cách giải quyết vấn đề. 
Hỏi và trả lời không phải là sự đánh đố mà là giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về 
khái niệm Toán học). 
 Giáo viên cần nắm chắc “Lý thuyết tình huống trong dạy học”, Các “Mức 
độ nhận thức trên cơ sở thang đánh giá của Bloom (1956)” và ưu, nhược điểm, 
phạm vi sử dụng của các loại hình câu hỏi tự luận, trắc nghiệm khách quan 
 Tóm lại, mục đích của việc dạy học khái niệm Toán học ở trường THPT 
không chỉ giúp cho học sinh phát triển tư duy nhận thức, khả năng vận dụng vào 
thực tiễn của học sinh. Việc sử dụng các thao tác lôgic có ý nghĩa rất quan trọng 
trong quá trình giảng dạy và chính là một trong những biện pháp quan trọng 
trong giờ dạy khái niệm Hình học không gian lớp 11 ở trường THPT. 
1.2. Cơ sở thực tiễn.
 Mặc dù hiện nay, đại đa số giáo viên toán bậc THPT đã và đang được tiếp 
cận với các phương pháp dạy học tích cực, nhưng việc khai thác các ưu điểm 
của PPDH lại chưa thực sự hiệu quả. Điều này thể hiện qua việc học sinh khám 
phá tri thức còn thụ động, chấp nhận tri thức được sắp đặt sẵn, thiếu tính tích 
cực, tự giác trong học tập. Một điểm quan trọng mà từ kinh nghiệm thực tiễn 
giảng dạy của giáo viên ở trường phổ thông hiện nay là dạy như một công thức 
giáo điều rập khuôn, câu hỏi đặt ra thường quá đơn giản, chỉ đòi hỏi học sinh trả 
lời “có” hoặc ”không”. Điều này không giúp ích gì trong việc tạo hứng thú cho 
hoc sinh.
 Trái lại câu hỏi quá khó không vừa sức thì dễ làm các em nản chí, chính 
vì vậy hệ thống câu hỏi được lựa chọn phải vừa đóng vừa mở, phải vừa sức, hợp 
yêu cầu truyền đạt kiến thức theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Từ thực tế 
 7 và xây dựng các khái niệm Toán học tương đối đơn giản, dễ hiểu. Tuy nhiên để 
phù hợp thì yêu cầu giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt.
 b. Về phương tiện dạy học:
 Phần lớn giáo viên chỉ sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống quen 
thuộc như: Bảng, phấn, bảng biểu, Việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy 
học còn rất hạn chế vì: phải mất nhiều công sức, thời gian để chuẩn bị; trình độ 
công nghệ thông tin còn hạn chế.
 c. Về thái độ của học sinh đối với môn học:
 Phần lớn học sinh học phân môn Hình học không gian lớp 11 chỉ để đối 
phó do môn toán luôn có mặt trong kỳ thi THPT Quốc gia và các tổ hợp môn xét 
tuyển Đại học và Cao đẳng các khối A, A 1, B, D,.... Một nguyên nhân sâu xa là 
do đặc thù của phân môn nặng về tư duy trừu tượng, khả năng tưởng tượng 
không gian, khó định hướng để đưa ra lời giải, diễn đạt lời giải khó khăn  nên 
nhiều học sinh ngại học môn này. Tuy nhiên thời gian gần đây do cách thức ra 
đề, độ khó yêu cầu trong các đề thi và nhu cầu thực tiễn nên việc học phân môn 
này đã só những thay đổi. Học sinh đã chịu học hơn (mặc dù vẫn rất khó khăn), 
đặc biệt số học sinh có năng lực học tập khá, giỏi đã say sưa hơn (một phần vì 
mục tiêu vượt qua điểm 7 trong thi THPT QG) chủ động hơn trong tham gia 
hoạt động học tập để khám phá kiến thức.
 d.Về giáo viên: 
Qua dự giờ tiết học, trao đổi, phỏng vấn, rút kinh nghiệm tôi thấy rằng nhiều 
giáo viên chỉ chú trọng đến việc dạy đúng, dạy đủ kiến thức trong SGK, đúng 
tiến độ chương trình, thời gian tiết học. Nhiều giáo viên sử dụng nguyên vẹn 
hoạt động gợi ý trong sách giáo khoa, hoặc bỏ qua việc dẫn dắt để học sinh tiếp 
cận một khái niệm mới (trong dạy khái niệm), hoặc bỏ qua việc xây dựng và tổ 
chức các hoạt động để học sinh tiếp cận nội dung và chứng minh định lí (trong 
dạy định lí), hoặc sử dụng những kí hiệu, ngôn ngữ không chuẩn xác (trong dạy 
tiết bài tập, luyện tập) thậm trí sử dụng y nguyên hướng dẫn giải trong các ví dụ 
vào việc trình bày lời giải một bài toán (SGK viết theo cách hướng tới sự tự học 
của học sinh nên thường sử dụng nhiều “động từ”). Những điều này không phù 
hợp với luận điểm cơ bản của giáo dục cho rằng: “Con người phát triển trong 
hoạt động và học tập diễn ra trong hoạt động”. 
 Từ thực trạng trên về dạy và học Hình học không gian lớp 11 hiện nay ở 
trường THPT. Một lần nữa khẳng định việc xây dựng và tổ chức các hoạt động 
học tập nhằm vận dụng những phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả trong 
giảng dạy khái niệm Hình học không gian lớp 11 là hết sức quan trọng và cần 
thiết.
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc.doc