Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1) – Lịch sử lớp 10 (Ban cơ bản)

docx 53 trang sk11 08/06/2024 1560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1) – Lịch sử lớp 10 (Ban cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1) – Lịch sử lớp 10 (Ban cơ bản)

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1) – Lịch sử lớp 10 (Ban cơ bản)
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5
 ----------￿ ￿ ￿----------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC 
 BÀI 11 TÂY ÂU THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI
 (TIẾT 1) – LỊCH SỬ 11 (BAN CƠ BẢN)
 Lĩnh vực: Lịch sử
 Người thực hiện : Nguyễn Thị Vân Hà
 Tổ : Xã hội
 Điện thoại : 0916171974
 Năm học : 2019 - 2020 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Cụm từ viết tắt Các chữ đầy đủ của cụm từ viết tắt
 1 PPĐV Phương pháp đóng vai
 2 THPT Trung học phổ thông
 3 TN Thực nghiệm
 4 TNSP Thực nghiệm sư phạm
 5 SGK Sách giáo khoa
 6 ĐC Đối chứng
 7 BGH Ban giám hiệu
 8 TB Trung bình đóng vai trong dạy học bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1) nhằm phát 
huy năng lực tự học, tính tích cực, chủ động sáng tạo, tự khám phá, tìm tòi kiến 
thức, phát triển tư duy Lịch sử và các kỹ năng Lịch sử cho học sinh
 Thực nghiệm sư phạm có sử dụng PPĐVtrong dạy học bài 11 Tây Âu hậu 
kỳ trung đại (tiết 1) để từ đó kiểm chứng tính đúng đắn của đề tài và có thể áp 
dụng đại trà trong việc dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến PPĐV trong dạy học nói chung 
và dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT nói riêng để làm cơ sở lý luận cho đề 
tài.
 - Tiến hành điều tra việc thực hiện PPĐV trong dạy học Lịch sử tại trường 
tôi và một số trường bạn đóng trên địa bản.
 - Thực nghiệm sư phạm.
 - Tham khảo, tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp.
V. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
 - Góp phần tích cực trong việc tạo động cơ và sự hứng thú học tập bộ 
môn Lịch sử cho học sinh, đổi mới và đa dạng hóa phương pháp dạy học Lịch sử 
của giáo viên tại trường THPT.
 - Khẳng định được vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc vận dụng phương 
pháp đóng vai trong dạy học bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1).
 - Đánh giá được thực trạng của việc vận dụng phương pháp đóng vai 
trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.
 - Xác định được những nội dung trong bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung 
đại (tiết 1) có thể vận dụng phương pháp đóng vai.
 - Đề ra một số giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả của việc vận dụng 
phương pháp đóng vai.
 - Làm phong phú thêm lý luận phương pháp dạy học Lịch sử.
 - Có thể là nguồntài liệu tham khảo cho giáo viên lịch sử ở trường THPT 
và bản thân tác giả vận dụng trong quá trình giảng dạy bộ môn.
 2 -Ngoài ra, để khắc họa hình tượng nhân vật, học sinh có thể bổ sung thêm 
một số nhân vật phụ hay người dẫn chuyện. Giáo viên cần có sự phân công cụ 
thể cho từng học sinh để các em có sự định hướng cho vai diễn của mình.
 - Việc xây dựng kịch bản và tập diễn do học sinh tiến hành trước khi đến 
lớp, tức là có sự chuẩn bị trước, do đó, giáo viên sẽ đóng vai trò là người chỉ 
dẫn, sửa kịch bản, tổng duyệt trước khi học sinh “diễn” trước tập thể lớp.
 - Kịch bản phải ngắn gọn, cô đọng để đảm bảo thời gian diễn xuất ngắn, 
không ảnh hưởng đến tổng thể tiến trình bày học.
1.2.2. Đóng vai giải quyết tình huống
 Đây là phương án đóng vai mà học sinh được đặt trong tình huống nhất 
định. Dựa trên những thông tin, dữ liệu cho sẵn, các em hóa thân vào một nhân 
vật trong cuộc sống hiện tại nói về quá khứ để tìm hiểu, giới thiệu về quá khứ 
lịch sử. Học sinh tự mình tưởng tượng, sáng tạo để làm cho nhân vật của mình 
thật sự sinh động. Qua đó, các em được bộc lộ khả năng nhận thức, giao tiếp, 
giải quyết vấn đề, được rèn luyện khả năng thực hành.
 Phương án này có một số đặc điểm sau:
 - Giáo viên sẽ xây dựng tình huống còn học sinh đảm nhận nhiệm vụ giải 
quyết tình huống.
 - Học sinh không có sự chuẩn bị trước ở nhà như đóng vai nhân vật mà 
được thông báo tình huống và giải quyết tình huống ngay tại lớp.
 - Học sinh thường làm việc theo tổ, nhóm để giải quyết tình huống.
 Ví dụ, khi dạy bài 17 “Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 – 1945)” (Lịch sử 
11 – Ban cơ bản), giáo viên có thể cho học sinh đóng tình huống sau: “Em hãy 
tưởng tượng mình là người lính của Hồng quân Liên Xô, kể lại chiến thắng của 
Hồng quân Liên Xô trong trận Béc lin (tháng 4. 1945) ?”
 Hay giáo viên cũng có thể cho học sinh đóng vai tình huống: “Em hãy 
hóa thân vào nhân vật người lính phát xít Đức kể lạitrận đánh tại Béc lin (tháng 
4. 1945) ?”
 Ở hai ví dụ trên ta thấy, yêu cầu đưa ra cho học sinh là đóng vai người 
lính kể lại diễn biến của một trận đánh, nhưng hai người lính này lại ở trong hai 
hoàn cảnh và tư thế hoàn toàn trái ngược nhau. Một người lính kể lại diễn biến 
của trận đánh trong tư thế của người chiến thắng, một người lính kể lại trong tư 
thế của kẻ thất bại. Do đó, học sinh phải tự mình tưởng tượng và sáng tạo để làm 
cho nhân vật của mình thật sự sinh động. Đồng thời, qua hai nhân vật người 
lính, học sinh có thể thấy được chiến tranh chỉ gây ra đau thương mất mát, còn 
hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại.
1.2.3. Đóng vai trong trò chơi đố vui lịch sử
 Ở phương án này giáo viên sẽ tiến hành tổ chức trò chơi đố vui có vận 
dụng phương pháp đóng vai thông qua 2 cách sau:
 4 1.3.2. Giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn nội dung lịch sử đang học, phát 
triển trí tuệ và giáo dục các phẩm chất nhân cách cho người học.
 Vận dụng PPĐV trong dạy học lịch sử giúp học sinh lưu giữ kiến thức 
lịch sử lâu hơn, tối đa hóa được khả năng sáng tạo, tính năng động, tính thích 
ứng của học sinh. Đồng thời, học sinh được bộc lộ khả năng tự nhận thức, khả 
năng giao tiếp, tự giải quyết vấn đề, rèn luyện khả năng thực hành, qua đó thúc 
đẩy sự thay đổi nhận thức, hành vi thái độ của học sinh theo hướng tích cực.
1.3.3. Tạo hứng thú và động cơ học tập cho học sinh.
 Trong quá trình tham gia hoạt động đóng vai học sinh được trao đổi, giao 
lưu với giáo viên, bạn bè, thể hiện năng khiếu, thể hiện bản thân trước đám 
đông, hòa mình vào không khí lớp học sôi nổi, thân thiện, thoải mái, không 
nhàm chán. Từ đó sẽ giúp học sinh phát triển các kỹ năng và hình thành tri thức 
trong quá trình học tập.
 PPĐV cũng là một nhân tố tích cực góp phần làm thay đổi phương pháp 
học tập của học sinh. Học sinh sẽ nhận ra rằng: để đạt kết quả cao thì lối học thụ 
động, ghi nhớ máy móc những gì giáo viên truyền đạt và đưa vào bài làm không 
còn phù hợp nữa, từ đó kích thích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo hơn 
trong giờ học cũng như giờ kiểm tra.
1.3.4. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
 -Kỹ năng giao tiếp: Đóng vai là phương pháp dạy học cơ bản tốt nhất để 
hình thành kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Thông qua PPĐV học sinh được hình 
thành kỹ năng giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, từ đó giúp 
học sinh biết cách giao tiếp, ứng xử với bạn bè cùng trang lứa và những người 
xung quanh.
 - Kỹ năng giải quyết tình huống: Khi tham gia đóng vai, học sinh được 
thể hiện nhận thức, thái độ trong tình huống cụ thể từ đó có cách ứng xử phù 
hợp với tình huống.
 -Kỹ năng thuyết trình: Trước xu thế đổi mới của phương pháp dạy học 
hiện nay, kỹ năng thuyết trình là một yêu cầu rất cần thiết. Thông qua việc hóa 
thân vào nhân vật lịch sử hay tình huống lịch sử, học sinh sẽ trở nên tự tin hơn 
trước đám đông, ngôn ngữ trở nên lưu loát hơn. Nếu được thực hành nhiều, học 
sinh sẽ tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân để làm sao thuyết phục được “khán 
giả”, để “đốt lửa” và “truyền lửa” cho khán giả.
1.3.5. Giúp học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
 Trong quá trình thực hiện PPĐV, học sinh được sáng tạo trong việc xây 
dựng kịch bản, được hóa thân vào vai diễn. Qua đó, học sinh phát hiện ra năng 
khiếu hay sở trường của bản thân có thể phù hợp với một số nghề như diễn viên, 
nhà biên kịch, đạo diễn, hướng dẫn viên du lịchTừ đó, học sinh có thể định 
hướng nghề ngiệp cho mình sau khi tốt nghiệp phổ thông.
 6 1.4.2. Vận dụng trong bài học ngoại khóa.
 - Hoạt động ngoại khóa là hình thức phù hợp nhất để vận dụng PPĐV. So 
với bài cung cấp kiến thức mới, đóng vai trong hoạt động ngoại khóa mang lại 
hiệu quả lớn hơn nhiều vì những lý do sau đây:
 + Học sinh có nhiều thời gian cho phần đóng vai, có điều kiện thể hiện hết 
những ý tưởng mà các em muốn truyền đạt qua vai diễn của mình, còn giáo viên 
sẽ không lo “cháy giáo án”.
 + Diễn ra trong phạm vi mở rộng hơn: giáo viên có thể tổ chức cuộc thi 
xây dựng kịch bản giữa các lớp trong khối hay giữa các khối trong toàn trường 
từ đó tạo ra không khí thi đua sôi nổi cho học sinh các lớp, các khối; giáo viên 
có thể khuyến khích học sinh mời thầy cô giáo ở các bộ môn khác hoặc gia đình, 
người thân,bạn bè cùng tham dự, tạo cơ hội để học sinh thể hiện những cố gắng 
của mình trong học tập cho phụ huynh, ngược lại phụ huynh học sinh cũng phần 
nào được tham gia vào việc học tập của con em mình. Từ đó, tạo ra cơ hội gắn 
kết giữa gia đìnhvà nhà trường.
 + Học sinh có điều kiện triển khai ý tưởng diễn xuất cũng như trang trí 
sân khấu phù hợp với kịch bản mà các em xây dựng.
 - Bên cạnh những hiệu quả mang lại,PPĐV trong hoạt động ngoại khóa có 
những hạn chế sau:
 + Hoạt động ngoại khóa môn Lịch sử là hoạt động không quy định trong 
giờ học chính khóa nên không thể tổ chức thường xuyên. Nếu có thì chỉ có thể 
lồng ghép với hoạt động ngoài giờ lên lớp khi có chủ đề liên quan đến lịch sử 
như: Thanh niên với lý tưởng cách mạng nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng 
(3-2) hay ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12).
 - Hoạt động ngoại khóa đòi hỏi sự đầutư công phu hơn rất nhiều so với 
đóng vai trong bài học nội khóa cả về công sức, thời gian, đặc biệt là nguồn kinh 
phí phục vụ cho chương trình.
 - PPĐV cho hoạt động ngoại khóa được vận dụng theo các hướng sau:
 + Ngoại khóa về những nhân vật, sự kiện lớn, tiêu biểu (có thể gắn với 
các ngày lễ lớn hướng tới lễ kỷ niệm ngày diễn ra sự kiện, kỷ niệm ngày sinh 
của nhân vật lịch sử)
 Ví dụ: Khi thực hiện ngoại khóa theo chủ đề hướng tới “Kỷ niệm 90 năm 
thành lập Đảng cộng sản Việt Nam” học sinh có thể đóng vai các nhân vật tiêu 
biểu như Nguyễn Ái Quốc, hay có thể tái hiện lại sự kiện “Hội nghị thành lập 
Đảng ngày 3.2.1930”.
 + Ngoại khóa về những vấn đề lịch sử địa phương.
 Ở hình thức này, học sinh sẽ vận dụng những kiến thức lich sử đã học vào 
thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở đó, thực tiễn lại làm phong phú, củng cố kiến
 8 Tình huống 1: “Vào những năm 70 của thế kỷ XI nhà Tống lăm le xâm 
lược Đại Việt. Tin quân Tống chuẩn bị xâm lược báo về. Thái hậu Ỷ Lan cùng 
vua Lý triệu tập các đại thần hộ bàn. Thái úy Lý Thường Kiệt đã chủ trương 
“Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của 
giặc”. Em hãy vào vai Thái úy Lý Thường Kiệt để giải thích vì sao ông lại thực 
hiện chủ trương trên ?
 Tình huống 2: “Năm 980, được tin triều đình nhà Đinh gặp nhiều khó 
khăn, vua Tống vội cử quân sang xâm lược nước ta. Thái hậu Dương Vân Nga 
và nhiều tướng lĩnh đã tôn Lê Hoàn lên làm vua, chỉ đạo kháng chiến”. Em hay 
vào vai một vị tướng lĩnh nhà Đinh để giải thích vì sao mình và Thái hậu Dương 
Vân Nga lại thục hiện quyết định trên ?
 - Học sinh đóng vai miêu tả, kể lại một sự kiện lịch sử
 Ví dụ: Sau khi học xong bài 23 Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống 
nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII (SGK lớp 10 – Ban cơ bản), 
giáo viên có thể ra một câu hỏi kiểm tra đánh giá có vận dụng phương pháp 
đóng vai như sau:
 “Em hãy tượng tượng mình là một người lính Tây Sơn trực tiếp tham gia 
cuộc kháng chiến chống quân Thanh và kể lại trận Ngọc Hồi – Đống Đa (Tết Kỷ 
Dậu – năm 1789)”
 - Học sinh nhập vai nhân vật phản ánh tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa 
xã hội của 1 quốc gia, một giai đoạn lịch sử.
 Ví dụ: sau khi học xong bài 20 Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc 
trong các thế kỷ X – XV (SGK lớp 10 – Ban cơ bản),giáo viên có thể ra một câu 
hỏi kiểm tra đánh giá có vận dụng phương pháp đóng vai như sau: Em hãy 
tưởng tượng mình là một người dân đương thời sống trong giai đoạn những năm 
60 của thế kỷ XV và mô tả lại tình hình giáo dục nước ta ở thời Lê sơ.
 Đề bài này sẽ kích thích trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của học 
sinh, học sinh có thể hóa thân vào nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội như: 
vua, quan, sỹ tử, dân nghèoĐồng thời, giáo viên có thể kiểm tra kiến thức của 
học sinh vì để miêu tả chính xác và chân thực tình hình giáo dục nước ta thời Lê 
sơ, học sinh phải nắm được kiến thức đã học ở bài 20 Xây dựng và phát triển 
văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X – XV.
 Các bước vận dụng PPĐV trong bài kiểm tra đánh giá được thể hiện qua 
sơ đồ sau:
 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_dong_vai_trong_da.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đạ.pdf