Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp, liên môn thiết kế tiến trình dạy học chủ đề “hợp tác – liên kết cùng phát triển” (dành cho học sinh lớp 11)
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp, liên môn thiết kế tiến trình dạy học chủ đề “hợp tác – liên kết cùng phát triển” (dành cho học sinh lớp 11)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp, liên môn thiết kế tiến trình dạy học chủ đề “hợp tác – liên kết cùng phát triển” (dành cho học sinh lớp 11)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp Sở Tôi ghi tên dưới đây: TT Họ và tên Ngày tháng Nơi Chức Trình Tỷ lệ công tác vụ độ (%) năm sinh chuyên đóng môn góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 Tạ Thị Quỳnh Hoa 20/11/1991 THPT Giáo Cử 100% Bình viên nhân Minh Giáo dục công dân 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến : VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TÍCH HỢP, LIÊN MÔN Thông thường giáo án soạn theo phương pháp cũ được GV xây dựng theo cấu trúc của một giờ học gồm các bước như sau: - Kiểm tra bài cũ. - Giới thiệu bài mới. - Dạy bài mới. - Luyện tập, củng cố kiến thức hình thành ở HS. - Hướng dẫn HS làm việc ở nhà. Cấu trúc một bài soạn theo phương pháp truyền thống ở trên cho thấy sự sắp xếp một cách công thức, cứng nhắc, chi tiết, đầy đủ những việc làm của GV và HS theo một trình tự nhất định. * Các phương pháp GV thường sử dụng trong bài dạy là: 1.1. Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề - Là phương pháp để trình bày, giải thích nội dung bài học một cách chi tiết, dễ hiểu cho HS tiếp thu. Đối với HS qua nghe giảng giải nhanh chóng hiểu được vấn đề và học được PP trình bày vấn đề học tập một cách có hệ thống. GV thường sử dụng PP này khi tiến hành nội dung các kiến thức cần nhớ trong bài học, thể hiện mối liên hệ kiến thức trong một phần hoặc toàn bộ chương trình. - Tuy nhiên, đây là phương pháp độc thoại, HS rơi vào tình trạng thụ động, phải cố gắng nghe để hiểu, ghi nhớ và không có cơ hội trình bày ý kiến riêng của mình dẫn đến thói quen thụ động chờ đợi ý kiến giải thích của GV. 1.2. Làm việc với sách giáo khoa - Ưu điểm: HS làm việc một cách độc lập, tích cực, tạo không khí sôi nổi trong học tập và phát huy năng lực tư duy của HS. Mục đích của bài soạn này là làm sao truyền thụ được nội dung thông tin định sẵn theo ý muốn chủ quan của GV. Để đạt được mục đích đó, GV sắp xếp một cách lôgic kết cấu bài soạn sao cho thích hợp với nội dung cần truyền đạt. Nội dung cần truyền đạt này chỉ căn cứ vào nội dung bài học trong SGK. Như vậy, lôgic của bài soạn chỉ dựa vào SGK và lập luận của người trình bày mà không tính đến khả năng tiếp nhận kiến thức của HS vốn là nhân vật trung tâm của hoạt động dạy - học. Hiện nay, việc thực hiện chương trình và SGK mới đã góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa HS. SGK đã được thiết kế cho GV dễ dàng tổ chức các hoạt động học tập. Các tình huống có vấn đề, các câu hỏi tìm tòi cũng được đặt ra, mặc dù chưa nhiều nhưng đã mang tính gợi ý giúp cho GV định hướng phương pháp. Khi dự giờ một số GV, tôi thấy phương pháp chủ đạo của đa số GV khi giảng dạy là nêu vấn đề, thuyết trình kết hợp với đàm thoại để làm rõ từng vấn đề, cuối cùng là làm bài tập củng cố. Phương pháp dạy học trên về ưu điểm đã tạo được sự hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học bằng cách nêu vấn đề. HS được GV giảng giải kĩ lưỡng từng vấn đề cùng với một số câu hỏi phát vấn cũng phần nào phát huy được tính tích cực của các em trong hoạt động học tập. HS nắm được một số kiến thức cơ bản của bài. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng những phương pháp như đã nêu trên thì cũng có những hạn chế nhất định như đối với PP thuyết trình, HS sẽ dễ rơi vào tình trạng thụ động, phải cố gắng nghe để hiểu, ghi nhớ và không có cơ hội trình bày ý kiến riêng của mình dẫn đến thói quen thụ động chờ đợi ý kiến giải thích của GV. Hay PP làm việc với SGK thì kiến thức trong SGK chỉ hạn chế trong lượng kiến thức của môn học, chưa đề cập được hết tất cả các kiến thức, tình huống mà HS sẽ gặp trong cuộc sống. Đối với PP đàm thoại, nếu vận dụng không khéo sẽ dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp, biến vấn đáp thành cuộc đối thoại giữa GV và một vài HS, không thu hút toàn lớp tham gia vào hoạt động chung. Nếu câu hỏi đặt ra chỉ đòi hỏi nhớ lại tri thức một thực hiện sẽ giúp các em HS hiểu được thế nào là hợp tác, thấy rõ được lợi ích của hợp tác thông qua những minh chứng cụ thể. Từ nội dung kiến thức sẽ giúp các em vận dụng vào giải quyết các tình huống trong thực tế cuộc sống để hợp tác với mọi người xung quanh,đạt kết quả tốt. Tôi thấy khi dự án có kết hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp GV tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó bài dạy sẽ trở nên sâu sắc, sinh động hơn. HS có hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn, từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng việc hiểu và làm đúng quá trình tích hợp sẽ giúp nâng cao năng lực của người học, đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất, năng lực vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lý trong giải quyết các tình huống khác nhau trong cuộc sống hiện đại và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Đồng thời dạy học tích hợp, liên môn giúp hình thành và phát triển ở HS các năng lực cần thiết của một người lao động trong tương lai như: NL tự học; NL giải quyết vấn đề; NL sáng tạo; NL hợp tác; NL giao tiếp; NL sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Giúp cho giờ học trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có GV là người trình bày mà HS cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của HS. Góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở HS, tạo cho HS một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. Giúp HS hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học do việc dạy học tích hợp liên môn có tính thực tiễn. Vấn đề dân số, lao động và việc làm luôn là bài toán lớn đối với các cấp lãnh đạo và đối với bản thân mỗi cá nhân. Bởi đây là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của một quốc gia. Vấn đề dân số có mối liên hệ mật thiết với vấn đề lao động và việc làm. Giải quyết tốt bài toán này sẽ là bàn đạp để nước ta có thể phát triển bền vững, sánh vai với các cường quốc trong khu vực và trên thế giới. Học sinh THPT – thế hệ tương lai sẽ phải làm cha, làm mẹ, phải lao động, tìm kiếm việc làm cần có cái nhìn như thế nào và sẽ làm gì để có thể giải quyết được những vấn đề này cho chính bản thân. - Trong chương trình Địa lí lớp 12 và Giáo dục công dân lớp 10, 11, 12 đều có nội dung liên quan đến vấn đề dân số, lao động, việc làm ở nước ta. Việc cấu trúc lại thành một chủ đề liên môn “Vấn đề dân số - lao động – việc làm ở Việt Nam” là cần thiết, tránh tình trạng trùng lặp nhau về nội dung, tránh việc cả 2 môn học đều tổ chức dạy học, giảm được thời gian và học tập cho HS. Như vậy, việc tích hợp để HS có nền tảng kiến thức một cách hệ thống, tổng quan, không rời rạc về vấn đề dân số, lao động, việc làm; thực trạng cũng như giải pháp giải quyết vấn đề. Qua đó, khắc phục được tình trạng thiếu sự liên hệ, tác động giữa kiến thức của môn Địa lí và GDCD. Việc xây dựng chủ đề liên môn tạo điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, học sinh được hoạt động, được tự học và tự nghiên cứu. Thông qua đó góp phần hướng tới hình thành các năng lực, phẩm chất cho HS. Nội dung học tập của bài được sử dụng xây dựng thành chủ đề với các hoạt động học được xây dựng nối tiếp nhau thành một chuỗi các hoạt động liên tục có gắn kết với nhau, HS được nghiên cứu trên lớp, ở nhà, từ đó góp phần làm tăng thời gian học tập của HS. Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề dân số, đồng thời góp phần vào việc nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết được vấn đề việc làm cho người “Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại” vẫn dạy với thời lượng như cũ. Đối với môn GDCD lớp 11: Không dạy phần kiến thức bài 11 “Chính sách dân số và giải quyết việc làm” mà tách ra xây dựng thành chủ đề tích hợp liên môn. Đối với môn GDCD lớp 12: Không dạy phần kiến thức vai trò của pháp luật trong lĩnh vực xã hội (mục 1) và nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội (mục 2). Phần nội dung còn lại của bài 9 vẫn dạy với thời lượng như cũ. Đối với môn Địa lí lớp 12: Không dạy phần kiến thức liên quan đến “bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta”, “bài 17: Lao động và việc làm “mà tách ra xây dựng thành chủ đề tích hợp liên môn. Chủ đề này được thực hiện vào giữa học kì II của lớp 11. Thời lượng dạy học chuyên đề này là 04 tiết, được lấy từ 02 tiết dạy của môn Địa lí và 02 tiết của môn GDCD. Với việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học kết hợp với các PP, kỹ thuật dạy học tích cực, bài dạy sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Những nội dung dạy học trong từng bộ môn mà cần phải sử dụng các kiến thức của các môn học khác để giải quyết sẽ kích thích sự hứng thú, chủ động của các em, đặc biệt là các em có năng khiếu, sự am hiểu về những môn học đó. HS sẽ là người chủ động tìm ra kiến thức, GV chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn các em. Khi vận dụng các kiến thức liên môn kết hợp với các PP dạy học tích cực, các em sẽ được tự thể hiện mình, phát triển năng lực làm việc nhóm. Người học Sự hợp tác giữa người học với người học là hết sức quan trọng nhưng vẫn chỉ là ngoại lực, điều quan trọng nhất là cần phải phát huy nội lực là tính tự chủ, chủ động nỗ lực tìm kiếm kiến thức của người học. Còn người dạy chỉ là người tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập, đạo diễn cho người học tự tìm kiếm kiến thức và phương thức tìm kiếm kiến thức bằng hành động của chính mình. Người dạy phải dạy cái mà người học cần chứ không phải dạy cái mà người dạy có. - GV giao nhiệm vụ cho HS, HS sẵn sàng nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS phải huy động kiến thức từ nhiều môn học để giải quyết. GV giao cho HS một nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề. Nhiệm vụ giao cho HS có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: giải thích một sự kiện/ hiện tượng trong tự nhiên hay xã hội; giải quyết một tình huống trong học tập hay trong thực tiễn; tiến hành một thí nghiệm mở đầu Dưới sự hướng dẫn của GV, HS quan tâm đến nhiệm vụ đặt ra, sẵn sàng nhận và tự nguyện thực hiện nhiệm vụ. Từ nhiệm vụ cần giải quyết, HS huy động kiến thức, kĩ năng đã biết và nảy sinh nhu cầu về kiến thức, kĩ năng còn chưa biết, nhưng hi vọng có thể tìm tòi, xây dựng được; diễn đạt nhu cầu đó thành câu hỏi. Lúc này, vấn đề đối với HS xuất hiện, dưới sự hướng dẫn của GV, vấn đề đó được chính thức diễn đạt. Nhiệm vụ giao cho HS cần đảm bảo rằng, HS không thể giải quyết trọn vẹn với kiến thức, kĩ năng đã có mà cần phải học thêm kiến thức mới để vận dụng vào quá trình giải quyết vấn đề. - GV là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận theo nhóm: Sau khi đã phát biểu vấn đề, HS độc lập hoạt động, xoay trở để vượt qua khó khăn, tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề. Trong quá trình đó, khi cần phải có sự định hướng của GV để HS có thể đưa ra các giải pháp theo suy nghĩ của HS. Thông qua trao đổi, thảo luận dưới sự định hướng của GV, HS xác định được các giải pháp khả thi, bao gồm cả việc học kiến thức mới phục vụ cho việc giải quyết vấn đề đặt ra, đồng thời xây dựng kế hoạch hành động nhằm giải quyết
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_quan_diem_day_hoc_tich_hop_li.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp, liên môn thiết kế tiến trình dạy học chủ.pdf