Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930-1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930-1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930-1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC MẬU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11 Người thực hiện: Mai Thị Nga Tổ: Văn - Anh Năm học 2020 - 2021 đặc biệt thực nghiệm một cách nghiêm túc và khoa học việc vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy - học. Từ đó, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm, tích lũy được một số kỹ năng và đã đạt được một số thành công nhất định trong quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945, tạo được hứng thú và say mê cho HS đối với những giờ dạy - học. Vì thế, tôi xin được trình bày kết quả nghiên cứu, thực nghiệm qua đề tài: Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của sáng kiến này là Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài, tác giả sáng kiến sẽ chỉ tập trung nghiên cứu và thực nghiệm việc vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học một số TP VHHTPP giai đoạn 1930 - 1945 trong chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Sáng kiến nhằm chứng minh sự cần thiết cũng như khả năng, ưu thế và hiệu quả to lớn của việc vận dụng thang tư duy Bloom trong việc dạy học môn Ngữ văn nói chung và phần VHHTPPgiai đoạn 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1. Nghiên cứu cơ sở khoa học của đề tài, bao gồm việc làm rõ thang tư duy Bloom trong hoạt động dạy - học, thực trạng và khả năng vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học môn Ngữ văn nói chung và phần VHHTPP 1930 -1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11 nói riêng. 3.2.2. Xây dựng hệ thống phương pháp, biện pháp vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 30 - 45 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. 3.2.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của những phương pháp, biện pháp vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 30 - 45 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. 4. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuộc hai nhóm nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn: 2 gọi tắt là Thang Bloom hay Bảng phân loại Bloom (Bloom’s Taxonomy) bao gồm 6 cấp độ sau: 1. Biết (Knowledge) 2. Hiểu (Comprehension) 3. Vận dụng (Application) 4. Phân tích (Analysis) 5. Tổng hợp (Synthesis) 6. Đánh giá (Evaluation) Nhận thấy thang trên chưa thật sự hoàn chỉnh, vào giữa thập niên 1999 Lorin Anderson, một học trò của Benjamin Bloom, đã cùng một số cộng sự đề xuất sự điều chỉnh như sau (Pohl, 2000): 1. Nhớ (Remembering) 2. Hiểu (Understanding) 3. Vận dụng (Applying) 4. Phân tích (Analyzing) 5. Đánh giá (Evaluating) 6. Sáng tạo (Creating) Các cấp độ tư duy này được định nghĩa như sau: 1. Nhớ: Bao gồm việc người học có thể nhớ lại các điều đặc biệt hoặc tổng quát, trọn vẹn hoặc một phần các quá trình, các dạng thức, cấu trúc đã được học. Ở cấp độ này người học cần nhớ lại đúng điều được hỏi đến, ví dụ lặp lại đúng một định luật mà chưa cần phải giải thích hay sử dụng định luật ấy. Các từ khóa thường sử dụng khi đánh giá cấp độ nhận thức này là: Trình bày, Nhắc lại, Mô tả, Liệt kê 2. Hiểu: Ở cấp độ nhận thức này người học cần nắm được ý nghĩa của thông tin, thể hiện qua khả năng diễn giải, suy diễn, liên hệ. Ví dụ: Giải thích một định 4 sau này được học trò của Bloom là Anderson điều chỉnh không chỉ là những thang đo tư duy - nhận thức đơn thuần mà còn là những thang đo kĩ năng và năng lực của người học trong từng tiết học, môn học. Môn Ngữ văn với những đặc thù riêng, vừa là môn học công cụ (ngôn ngữ và giao tiếp) vừa là môn học nghệ thuật (chân - thiện - mĩ) khiến cho việc dạy học môn Ngữ văn đòi hỏi GV không chỉ nắm vững kiến thức mà còn biết vận dụng các phương pháp dạy học hợp lí để đạt được hiệu quả cao nhất của giờ dạy - học. Thang đo tư duy Bloom có thể được xem là một thành tựu lớn về phương pháp dạy học hiện đại, là nền tảng lí luận khoa học để GV dạy môn Ngữ văn vận dụng trong hầu hết các khâu của quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn trong trường phổ thông. Dưới đây là những phạm vi có thể vận dụng thang đo tư duy Bloom trong dạy học môn Ngữ văn Phạm vi vận TT dụng thang đo tư Các hoạt động vận dụng cụ thể duy Bloom - GV thiết kế bài dạy (soạn giáo án) 1 Đặt mục tiêu dạy học - HS tự đặt mục tiêu bài học - GV vận dụng ở phương pháp phát vấn, gợi mở đàm 2 Đặt hệ thống câu thoại và câu hỏi hoạt động nhóm. hỏi - HS vận dụng trong hoạt động đặt câu hỏi phản biện Xây dựng các - GV vận dụng vào việc đánh giá, đo lường kết quả 3 chuẩn kết quả học học tập của HS sau một tiết học, một chuyên đề hay tập của học sinh một học kì. Kiểm tra đánh giá - GV vận dụng trong việc ra đề kiểm tra, thiết lập ma 4 năng lực người trận các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kì học và kiểm tra cuối kì 5 Đánh giá năng lực - GV đánh giá, cho điểm trong hoạt động dự giờ thao người dạy (COT) giảng, dự giờ thi thực hành của đồng nghiệp Với phạm vi vận dụng rộng rãi ở trên, thang đo tư duy Bloom góp phần quan trọng vào việc định hướng cụ thể và khoa học cho GV Ngữ văn thực hiện các khâu: Thiết kế bài dạy (soạn giáo án), thực hiện dạy học (đặt câu hỏi trong quá trình dạy ở lớp), kiểm tra đánh giá năng lực HS (trong và sau quá trình dạy). Có được thang đo tư duy Bloom, GV Ngữ văn sẽ khắc phục được những khó khăn mang tính đặc trưng môn học như cách đặt mục tiêu dạy học chưa khoa học, chưa rõ ràng, hệ thống câu hỏi còn cảm tính, đáng giá HS chỉ bằng thói quen và kinh nghiệm. Khắc phục được những khó khăn đó, GV Ngữ văn cũng sẽ thực hiện được những giờ dạy học văn có hiệu quả, phát huy được những ưu thế của môn học. 6 Kết quả khảo sát trên cho thấy thực tế tỉ lệ GV Ngữ văn từng biết và nghiên cứu phương pháp dạy học theo thang đo tư duy Bloom cao hơn (29,4% đến 35,3%) so với tỉ lệ GV từng vận dụng và có những thành công (17,6%). Mặt khác, phần VHHTPP 30 - 45 được xem là một phần nội dung kiến thức trọng tâm của chương trình Ngữ văn lớp 11 kì 1. Có rất nhiều công trình nghiên cứu công phu và chất lượng về phần văn học này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu đều tập trung vào nội dung kiến thức (Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, đề tài người nông dân). Các công trình nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học ở phần văn học này chưa thật dày dặn. Tiêu biểu là luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thanh Hòa nghiên cứu về “Phương pháp giảng dạy TP VHHTPP 30 - 45 ở trường THPT” (năm 2011) cũng chỉ nêu ra được một số phương pháp dạy học phổ biến: Phương pháp đọc tác phẩm, phương pháp diễn giảng, phương pháp trực quan, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại... Khi dạy - học phần VHHTPP 30 - 45, hầu hết GV đều rơi vào tình trạng lúng túng xử lí khối kiến thức phong phú và thú vị này với khả năng giảng dạy trong khoảng thời gian ngắn ngủi và đối tượng HS khác nhau. Sau nhiều tiết thao giảng đã có nhiều kinh nghiệm được đúc rút để khắc phục khó khăn này. Song vẫn cần một sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy học và những định hướng cụ thể, khoa học cho việc dạy và học phần văn học này có hiệu quả hơn. 2.2. Khả năng vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11 Từ thực trạng vận dụng thang đo tư duy Bloom trong dạy học môn Ngữ văn nói chung và phần VHHTPP 30 - 45 được trình bày ở trên, chúng tôi có thể khẳng định khả năng vận dụng thang đo tư duy Bloom vào dạy học môn Ngữ văn là khả quan, thiết thực và hiệu quả. So với các môn khoa học tự nhiên, việc vận dụng các thang đo tư duy từ bậc thấp nhất (nhớ) đến bậc cao nhất (sáng tạo) vẫn dễ dàng hơn so với các môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn Ngữ văn. Tuy nhiên với yêu cầu ngày càng cao về chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, việc dạy học môn ngữ văn không chỉ dừng ở việc cảm thụ văn chương mà phải đạt được năng lực vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo khi học. HS khi học phần VHHTPP 30 - 45 có thể vận dụng vào trong các bài học lịch sử Việt Nam trước cách mạng thánh 8/1945, có thể đánh giá được số phận người nông dân trước cách mạng, đánh giá được các mâu thuẫn nổi bật trong xã hội Việt nam trước cách mạng, có thể viết được một văn bản văn nghị luận bàn luận về giá trị hiện thực trong TP Chí phèo hay ĐT Hạnh phúc của một tang gia. Kết quả khảo sát khả năng vận dụng thang đo tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP từ các GV Ngữ văn bậc THPT trên địa bàn Quỳnh Lưu - Hoàng Mai cũng đem đến những kết quả khả quan (có 17 GV tham gia khảo sát). 8 Trong những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện dạy học hiện đại như: máy tính, máy chiếu, bảng, biểu và các phần mềm dạy học.. các GV đã ngày càng đầu tư vào nhiều khâu trong quá trình dạy học như: soạn giáo án điện tử, dạy máy chiếu, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá học sinh. Những thay đổi trên đem đến cho môn Ngữ văn ở trường THPT một sức sống mới. Tuy nhiên, rất cần một nền tảng lí luận dạy học khoa học, tiên tiến và hiệu quả làm định hướng để những đổi mới trên thực sự hiệu quả. Vận dụng thang tư duy Bloom vào các khâu của quá trình dạy học là một hoạt động thiết thực và hiệu quả trong bối cảnh đổi mới giáo dục trên. II. Một số biện pháp vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11 1. Vận dụng thang tư duy Bloom trong việc đặt mục tiêu bài học Mục tiêu bài học là những tiêu chí, mục đích mà HS phải chỉ ra, phải thể hiện, phải làm được sau bài học. “Mục tiêu bài học là một lời phát biểu mô tả kết quả thực hiện đã dự định của người học vào cuối buổi dạy” (Robert F. Mager, 1994). Như vậy, trong bất cứ một bài học nào, GV đều cần đặt ra mục tiêu bài học để HS hiểu rõ, nắm vững và làm được sau bài học. Mục tiêu bài học là bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình thiết kế giáo án dạy học của giáo viên. Khi đặt ra mục tiêu bài học, người dạy phải căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng cũng như đối tượng HS cụ thể. Việc xác định mục tiêu dạy học có ý nghĩa hết sức quan trọng, một bài học thiếu mục tiêu hoặc xác định mục tiêu không rõ ràng, không đúng thì sẽ dẫn đến GV không xác định được đích đến, không biết mình đang đi đâu. Vì vậy, từ trước đến nay, tất cả các bài học đều được đặt mục tiêu trong sách giáo khoa (qua mục yêu cầu cần đạt) và trong giáo án (qua mục Mục tiêu cần đạt). Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học lại đòi hỏi người dạy phải thay đổi nhận thức và cách thức đặt mục tiêu bài học. 1.1. Đặt mục tiêu về kiến thức Đặt mục tiêu về kiến thức trong nghiên cứu và đề xuất của chúng tôi được vận dụng cụ thể ở từng đơn vị kiến thức nhỏ trong một bài dạy. Có thể đặt mục tiêu cho hoạt động khởi động, cho các thao tác của hoạt động hình thành kiến thức mới hoặc ở các yêu cầu về phần luyện tập, vận dụng trong một giáo án dạy học phần VHHTPP 30 - 45. Mục tiêu bài giảng theo B.J.Bloom đề xuất như sau: Nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo. Từ đó khi viết mục tiêu về kiến thức cho phần VHHTPP 30 - 45 có thể sử dụng các động từ phù hợp với từng cấp độ về kiến thức như sau: Cấp Các động từ thường Nội dung kiến thức độ được sử dụng Nhớ - HS nhớ lại những tác giả, TP đã học phần Trình bày, Nhắc lại, VHHTPP 30 - 45 Nêu, Kể lại, Liệt kê 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_thang_tu_duy_bloom_trong_day.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930-1945 ở chương trình.pdf