Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học bài 13 Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa môn Giáo dục công dân 11 ở trường Trung học phổ thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học bài 13 Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa môn Giáo dục công dân 11 ở trường Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học bài 13 Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa môn Giáo dục công dân 11 ở trường Trung học phổ thông
Sáng kiến kinh nghiệm - 1 - ................................................................................................................................................................ Tên đề tài: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO DẠY HỌC BÀI 13: "CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ” MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Tư tưởng Hồ Chí Minh với nội dung phong phú, liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã lựa chọn, khẳng định và lãnh đạo nhân dân kiên trì thực hiện. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một khoa học, thu hút đông đảo các nhà khoa học, cán bộ các ngành, giáo viên các cấp tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn công tác của mình. Cũng như các môn học khoa học và xã hội và nhân văn khác ở trường Trung học phổ thông, bộ môn Giáo dục công dân cần phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc dạy học. Hơn nữa, do nội dung, chức năng, nhiệm vụ, tính đảng của mình, bộ môn Giáo dục công dân, hơn các môn học khác, cần phải quán triệt sâu sắc sáng tạo, có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó giáo dục đạo đức và ý thức công dân cho học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh là vô cùng rộng lớn, vì thế không thể ngày một ngày hai có thể học tập và vận dụng được. Ngay cả trong việc áp dụng ở các môn học ở trường phổ thông cũng mới giới thiệu cho học sinh vài nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, một số tác phẩm tiêu biểu của Người. Chưa có tài liệu nào đưa ra vấn đề cụ thể về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong trường phổ thông. Việc quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào các bộ môn này chỉ thuần tuý là công tác giáo dục chính trị chung chung, có tính chất tuyên truyền, cổ động mà không có sự hiểu biết khoa học, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào môn học chỉ làm lấy lệ, công thức, không chú trọng đúng mức. Do đó không có tác dụng thực tế. Vì vậy, đề tài này tôi dựa trên cơ sở của những tác phẩm nghiên cứu về Hồ Chí Minh, những nội dung được tuyên truyền trên thông tin đại chúng. Cùng với khả năng của bản thân và thực tế trong việc dạy học Giáo dục công dân. Trong đề tài này tôi chỉ giới hạn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học bài 13: "Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa" môn Giáo dục công dân 11 ở trường Trung học phổ thông. ................................................................................................................................................................................................ GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi................................................................Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam Kỳ- Quảng Nam Sáng kiến kinh nghiệm - 3 - ................................................................................................................................................................ đối với mỗi học sinh, không phải là điều gì cách biệt, xa xôi, không phải là cái gì “thần bí”. Học sinh cần học tập và hành động theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại, góp phần tích cực vào việc thực hiện lý tưởng mà Người đã nêu ra. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là hưởng ứng cuộc vận động mà toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang tích cực tham gia. Ở lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông, là lứa tuổi đầu thanh niên, giàu nhiệt huyết, thích tìm tòi, sáng tạo, thích thử sức, được thể nghiệm những điều mới lạ, trong khi chưa đủ kinh nghiệm sống, vốn hiểu biết của các em chưa nhiều, đặt biệt là hiểu biết về đời sống xã hội nên dễ lôi kéo sa vào những hành vi nguy cơ. Do đó việc đưa tư tưởng Hồ Chí Minh đến với học sinh Phổ thông trung học là rất cần thiết nhằm tạo ra những con người phát triển toàn diện: có tri thức, lý tưởng, đạo đức, sức khỏe, thẩm mĩ,.... Tình trạng này càng trở nên quan trọng khi chúng ta biết rằng, ở trường phổ thông chưa thể tiến hành dạy môn học tư tưởng Hồ Chí Minh như bậc Cao đẳng và Đại học. Trong khi đó, chỉ có khoảng 20% học sinh sau khi tốt nghiệp Phổ thông trung học là lên tiếp Cao đẳng và Đại học. Đa số còn lại trở thành những người lao động. Do đó, nếu thế hệ trẻ này được trang bị tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Bác Hồ và Đảng ta lựa chọn. Trong thực tiễn giảng dạy Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông, việc nêu sự kiện thực tế vào bài giảng là điều hết sức cần thiết, vì nội dung của bộ môn có nhiều tri thức trừu tượng, khái quát. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy đã tách rời giữa lí luận và thực tiễn, học sinh chỉ học thuộc lòng lí thuyết mà không biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Do đó, quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông nhằm khắc phục tình trạng trên; bởi vì, bản thân trong mỗi tư tưởng của Bác đã là sự kết hợp giữa lí luận và thực tế, được thể hiện trong các bài nói, bài viết. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông là hiện thực hoá chủ nghĩa Mác - Lênin dưới dạng cụ thể hoá cho phù hợp với truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc đã được Bác tiếp thu và vận dụng sáng tạo theo phong cách riêng của người. Sẽ là sai lầm nếu đồng nhất tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin. Do đó, trong quá trình dạy và học Giáo dục công dân, nhiều khi giáo viên chỉ trích dẫn các câu của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin mà không chú trọng khai thác, sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy Giáo dục công dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng. ................................................................................................................................................................................................ GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi................................................................Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam Kỳ- Quảng Nam Sáng kiến kinh nghiệm - 5 - ................................................................................................................................................................ “Ở những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập trong trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà” “...ngày nay chúng ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta. Làm sao cho chúng ta kịp các nước khác trên toàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em” → Sử dụng các đoạn trích trên làm rõ: Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực con người. Từ nhận thức đúng đắn và cách mạng về giáo dục mà Đảng, Nhà nước ta xác định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu và coi đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho sự phát triển . - Nhiệm vụ của giáo dục được Bác Hồ chỉ rõ: “Thanh toán mù chữ là bước đầu nâng cao trình độ văn hoá. Trình độ văn hoá của nhân dân sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc làm cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” Vì vậy sau cách mạng tháng Tám thành công nhà nước ta rất coi trọng vấn đề nâng cao dân trí cho nhân dân và đạt được kết quả đáng kể, Bác nói: “Thời thuộc Pháp, hơn 85% nhân dân ta không biết đọc, biết viết. Ngày nay ở miền Bắc, nạn mù chữ đã căn bản xoá xong”. → Sử dụng các đoạn trích trên để minh hoạ cho nhiệm vụ giáo dục - đào tạo: Trước hết phải nâng cao dân trí. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, vì như Bác Hồ chỉ rõ “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. “Xúc tiến công tác văn hoá để đào tạo những con người mới và cán bộ mới...” “...phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề cách mạng nước ta đề ra, và trong một thời gian không xa đạt những đỉnh cao của khoa học - kỹ thuật”. → Sử dụng các đoạn trích trên để minh hoạ cho nhiệm vụ giáo dục - đào tạo: Đào tạo nhân lực để đáp ứng yêu cầu cấp bách của nước ta hiện nay. Nước ta muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển, muốn hoà nhập được với xu thế phát triển của thế giới, cần phải có nhiều nhân tài , nhiều chuyên gia giỏi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội . Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc luyện “tài”, rèn “đức” cho cán bộ. Bởi, theo Người, “có tài mà không có đức, ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người”. → Sử dụng đoạn trích trên để giảng dạy nhiệm vụ : Bồi dưỡng nhân tài. ................................................................................................................................................................................................ GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi................................................................Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam Kỳ- Quảng Nam Sáng kiến kinh nghiệm - 7 - ................................................................................................................................................................ Tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến của thế giới đáp ứng yêu cầu phát triển nền giáo dục của nước ta có ý nghĩa vô cùng to lớn, Bác đã nhận định: “Sự đoàn kết quốc tế có một ý nghĩa to lớn đối với chúng tôi. Đúng là trước hết, chúng tôi phải dựa vào sức mình, song chúng tôi còn được sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của các nước khác”..... Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục, Hồ Chí Minh đã gắn bó cả cuộc đời mình với việc chăm lo, mở mang và xây dựng một nền giáo dục mới, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa - một nền giáo dục mà mọi người đều có cơ hội phát huy khả năng sáng tạo, mọi người đều được học hành, không phân biệt giai cấp, tuổi tác, trình độ, giới tính... 2. Chính sách khoa học và công nghệ: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến lĩnh vực khoa học và công nghệ . Người cho rằng khoa học và kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Người không ngừng chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật để phục vụ cho nước nhà. Có thể khẳng định, hiểu và đánh giá đúng về vai trò, sức mạnh của khoa học và công nghệ và biết cách phát huy tối đa sức mạnh đó trong sự nghiệp cách mạng chính là cốt lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ. Khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1954. Người khẳng định: “Khoa học là tổng kết kinh nghiệm đấu tranh giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột, và đấu tranh giữa con người với tự nhiên”. → Sử dụng tư liệu trên trên khi giảng dạy về khái niệm “khoa học” a. Vai trò và nhiệm vụ của khoa học và công nghệ: Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta...Đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào, khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách thật rộng rãi: dùng máy móc cả trong công nghiệp và trong nông nghiệp. Máy sẽ chắp thêm tay cho người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm, nghìn lần và giúp người làm những việc phi thường ...Đó là con đường phải đi của chúng ta, con đường công nghiệp hóa nước nhà” Nền văn minh công nghiệp ngày nay cần đến con người có trình độ học vấn cao và chuyên môn hoá sâu để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bác Hồ khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận”. → Sử dụng các tư liệu trên trên khi giảng dạy về vai trò của khoa học và công nghệ là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước. Từ nhận thức đúng đắn về khoa học và công nghệ mà Đảng, Nhà nước ta xác định: Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. ................................................................................................................................................................................................ GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi................................................................Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam Kỳ- Quảng Nam
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_tu_tuong_ho_chi_minh_vao_day.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học bài 13 Chính sách giáo dục và đào tạ.pdf