Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài tập hóa hữu cơ lớp 11 có liên quan thực tiễn đời sống để lồng ghép trong bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài tập hóa hữu cơ lớp 11 có liên quan thực tiễn đời sống để lồng ghép trong bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài tập hóa hữu cơ lớp 11 có liên quan thực tiễn đời sống để lồng ghép trong bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ LỢI -------- TÊN ĐỀ TÀI XÂY DỰNG BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ LỚP 11 CÓ LIÊN QUAN THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG ĐỂ LỒNG GHÉP VÀO BÀI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Lĩnh vực: Hoá Học Người thực hiện: Lê Thị Huệ Tổ bộ môn: KHTN Năm thực hiện: 2021-2022 Số điện thoại: 0364288945 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Đặt vấn đề. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng trong thực tiễn. Những kiến thức hóa học rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày, do đó, trong giảng dạy hóa học nếu người giáo viên lồng ghép được các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên cũng như trong hoạt động sống của con người thông qua các bài giảng cũng như các bài tập sẽ làm cho bài học trở nên sinh động hơn, tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt, giúp cho học sinh thấy được mối liên quan chặt chẽ giữa lí thuyết và thực tiễn, thấy được sự cần thiết trong mỗi bài học và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Mặt khác, nó cũng rèn luyện cho học sinh vận dụng kiến thức, đào sâu, mở rộng kiến thức một cách sinh động, linh hoạt vào cuộc sống. Việc đưa bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tế, các tình huống trong cuộc sống, trang bị dần cho họ các kiến thức liên quan đến các quy trình sản xuất trong công nghiệp phải là mục đích cao nhất của nền giáo dục. Vì vậy, việc xây dựng bài tập hóa học thực tiễn trong dạy học hóa học phổ thông là rất quan trọng và phù hợp với xu hướng đổi mới của giáo dục Việt Nam hiện nay. Tài liệu liên quan đến vấn đề này thì nhiều tuy nhiên việc xây dựng thành bài tập một cách có hệ thống để thuận lợi cho việc sử dụng trong quá trình giảng dạy thì còn rất ít. Hiện nay rất nhiều học sinh không thích học môn hóa học vì cho rằng môn hóa khó hiểu và ít liên quan thực tế. Bên cạnh đó nhiều giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy chưa liên hệ bài học trong sgk với thực tiễn đời sống nên không tạo được cho học sinh yêu thích môn hóa học. Do đó, tôi chọn đề tài: “Xây dựng bài tập hóa hữu cơ lớp 11 có liên quan thực tiễn đời sống để lồng ghép trong bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” với mục đích tìm hiểu, sưu tầm và xây dựng hệ thống bài tập liên quan đến thực tiễn theo các chương trong sách giáo khoa lớp 11 cơ bản phần hóa hữu cơ nhằm thuận lợi cho việc sử dụng trong giảng dạy sau này cũng như tổ chức các câu lạc bộ hóa học, các cuộc thi vui để học.... cho học sinh ở trường phổ thông. 2. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng và áp dụng bài tập liên quan đến các hiện tượng hóa học xảy ra trong tự nhiên và hoạt động thực tiễn của con người trong phạm vi kiến thức hóa hữu cơ chương trình lớp 11, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh. Giải thích các hiện tượng thực tiễn đời sống bằng những kiến thức hóa học của chương trình phổ thông và lồng ghép trong bài học. 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Dạy học định hướng phát triển năng lực: 1.1.1. Khái niệm năng lực: là thuộc tính cá nhân cho phép thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra, ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế 1.1.2. Những loại năng lực cần chú trọng rèn luyện cho HS trong quá trình dạy học. * Nhóm năng lực chung, gồm: Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân. Nhóm năng lực quan hệ xã hội. Nhóm năng lực sử dụng công cụ hiệu quả. * Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Hóa học Các năng lực chuyên biệt trong môn Hóa học : - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực thực hành hóa học - Năng lực tính toán - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. Đối với môn Hóa học, vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống thể hiện ở các mặt: Thực tiễn đời sống (sử dụng khoa học, hợp lí các thành tựu của hóa học hướng đến mục tiêu an toàn, tiết kiệm và hiệu quả), thực tiễn sản xuất (áp dụng các nguyên lí, định luậthóa học vào sản xuất để tạo ra công cụ, của cải, vật chất,... phục vụ và nâng cao chất lượng đời sống con người), thực tiễn nghiên cứu và sáng tạo (sử dụng những thành tựu đã có của Hóa học và các khoa học khác để sáng tạo ra các giá trị mới có nghĩa đối với nhân loại). Việc phát triển Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn rất cần thiết cho HS vì nó giúp HS có thể tồn tại, phát triển, hội nhập trong xã hội hiện đại và giải quyết được nhiều vấn đề thực tiễn nảy sinh trong cuộc sống. 1.2 .Ý nghĩa, tác dụng của câu hỏi, bài tập hóa học trong giảng dạy hóa học để phát triển năng lực học sinh: 1.2.1. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học trong giảng dạy hóa học. 5 a. Về kiến thức. Thông qua giải bài tập hoá học thực tiễn, học sinh hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất hoá học; củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hoá kiến thức; mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh Bên cạnh đó, bài tập thực tiễn giúp học sinh thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản xuất hoá học, những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế. Ngoài ra, còn giúp học sinh bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. b. Về kĩ năng. Việc giải bài tập thực tiễn giúp học sinh : - Thứ nhất, rèn luyện và phát triển cho học sinh năng lực nhận thức, năng lực thích ứng, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm - Thứ hai, rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập như: kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo - Thứ ba, rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học. - Thứ tư, bồi dưỡng và phát triển các thao tác tư duy: quan sát, so sánh, phân tích, suy đoán, tổng hợp c. Về giáo dục. Việc giải bài tập hoá học thực tiễn có tác dụng : - Rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạo trong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn - Thông qua nội dung bài tập giúp học sinh thấy rõ lợi ích của việc học môn hoá học từ đó tạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết làm tăng hứng thú học môn hoá học và từ đó có thể làm cho học sinh say mê nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp học sinh có những định hướng nghề nghiệp tương lai. Ngoài ra, vì các bài tập hoá học thực tiễn gắn liền với đời sống của chính bản thân học sinh, của gia đình, của địa phương và với môi trường xung quanh nên càng góp phần tăng động cơ học tập của học sinh: học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và của cộng đồng. Với những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hoá học phổ thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn học sinh thêm tự tin vào bản thân mình để tiếp tục học hỏi, tiếp tục phấn đấu và phát triển. 7 a. Ở các trạm xăng hiện nay có bán các loại xăng như A95, 92, E5. Cho biết thành phần của xăng và ý nghĩa của các kí hiệu đó. b. Tại sao hiện nay, Việt Nam và các nước trên thế giới lại chuyển dần sang sản xuất và sử dụng các loại xăng sinh học E5, E10? c. Tại sao tại các trạm xăng lại có biển cấm lửa, cấm hút thuốc, cấm sử dụng điện thoại di động? d. Khi xảy ra các đám cháy xăng, dầu cần xử lí như thế nào? e. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội, có rất nhiều trạm xăng nằm sát các khu dân cư. Theo em có nên bố trí các trạm xăng sát khu dân cư không? Vì sao? Bước 4: GV sử dụng bài tập trên khi giảng dạy bài luyện tập hidrocacbon no trong chương trình Hóa học 11 và dùng trong kiểm tra, đánh giá để thử nghiệm. Dự kiến câu trả lời: a. Thành phần của xăng chủ yếu là các hiđrocacbon từ C5 đến C11 và các chất phụ gia. Xăng A95, A92 là nhưng loại xăng có chỉ số octan bằng 95 và 92. Xăng E5 là loại xăng gồm 95% xăng không chì và 5% etanol. b. Hiện nay, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới có xu hướng chuyển sang sử dụng các loại xăng sinh học E5, E10 vì các ưu điểm của loại xăng này (Thân thiện với môi trường; Sử dụng nguồn nguyên liệu sinh học; Sử dụng rất thuận tiện, không cần phải điều chỉnh động cơ khi chuyển đổi giữa nhiên liệu E5 và xăng thông thường Các cây xăng có biển cấm lửa, cấm hút thuốc, sử dụng điện thoại di động vì xăng dễ bay hơi và bắt lửa rất nhanh, dễ gây cháy nổ. c. Đối với các đám cháy nhỏ có thể dùng chăn, bao tải nhúng nước, cát phủ lên đám cháy hoặc dùng bình chữa cháy bằng bột; Đối với các đám cháy lớn cần báo động để người dân sơ tán, báo cháy cho lực lượng cảnh sát PCCC, công an hoặc chính quyền nơi gần nhất. Sau đó tham gia vào quá trình sơ tán tài sản và chữa cháy. d. Không nên bố trí các cây xăng gần khu dân cư. (Vì hơi xăng bốc lên gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân; Sẽ giảm thiệt hại về người, về của nếu xảy ra cháy nổ tại các trạm xăng; Đảm bảo an toàn cho các cây xăng nếu xảy ra cháy nổ trong quá trình sinh hoạt của người dân). GV có thể cung cấp thêm cho HS các thông tin có liên quan đến bài tập như: - Dùng các loại xăng phải phù hợp với động cơ của các loại xe. - Etanol có trị số octan cao tới 109 nên khi pha vào xăng sẽ làm tăng trị số octan và hàm lượng oxi trong xăng (cao hơn xăng thông dụng), giúp quá trình cháy trong động cơ diễn ra triệt để hơn, tăng công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, đồng thời giảm thiểu phát thải các chất độc hại trong khí thải động cơ,... 9 việc làm theo thói quen chưa đúng khoa học của bản thân. - Phải phát huy được tính tích cực tìm tòi và vận dụng tối đa kiến thức đã có của HS để giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ đặt ra trong bài tập. - BTHH thực tiễn phải dựa vào nội dung học tập Các BTHH thực tiễn cần có nội dung sát với chương trình mà HS được học. Nếu BTHH thực tiễn có nội dung hoàn toàn mới về kiến thức hoá học thì sẽ không tạo được động lực cho HS để giải bài tập đó. Ví dụ : khi dạy bài Ankin (SGK hóa học 11) có thể đưa câu hỏi “Ở ngoài chợ, tại các vựa trái cây, người ta thường ủ chín trái cây bằng gì? Giải thích?” - Phải có tính hệ thống và đảm bảo logic sư phạm 1.4. Sử dụng câu hỏi, bài tập thực tiễn trong giảng dạy hóa học: BTTT gắn với bối cảnh/tình huống đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá và vận dụng kiến thức riêng lẻ vào những bối cảnh, tình huống thực xảy ra trong thực tiễn. Với những bài tập mở tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều phương án giải quyết khác nhau, góp phần hình thành ở HS các năng lực như: năng lực xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong dạy học hóa học, BTTT có thể sử dụng trong các dạng bài học khác nhau và theo các mục đích khác nhau như hình thành kiến thức mới, ôn tập củng cố hoặc kiểm tra đánh giá. 1.4.1.Sử dụng trong giảng dạy bài mới . Với bài dạy nghiên cứu tài liệu mới, GV có thể sử dụng BTTT để tạo tình huống có vấn đề, kích thích hoạt động tư duy của HS và tổ chức cho HS thảo luận nhóm để đưa ra các câu trả lời cho các bài tập mở hoặc các cách giải quyết vấn đề thực tiễn khác nhau. Từ đó, yêu cầu HS đánh giá và xác định câu trả lời đầy đủ nhất, cách giải quyết vấn đề tối ưu nhất. 1.4.2.Sử dụng trong giờ bài tập và kiểm tra đánh giá. Với bài dạy luyện tập, GV dùng BTTT để mở rộng, phát triển kiến thức, rèn kĩ năng và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS. GV có thể tổ chức cho HS tự đề xuất các vấn đề thực tiễn cần được tìm hiểu, giải thích và nêu ra dưới dạng câu đố để các bạn cùng tìm câu trả lời. Với các BTTT đòi hỏi sự tích hợp kiến thức của nhiều môn học để giải quyết các vấn đề phức hợp thì GV có thể xây dựng thành các dự án học tập để HS thực hiện. Thông qua thực hiện các dự án mang tính tích hợp các nội dung hóa học với các kiến thức của môn học khác liên quan đến những vấn đề xã hội, môi trường, sẽ giúp HS phát triển được các năng lực chung và chuyên biệt đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn và năng lực độc lập sáng tạo. * Với giờ dạy kiểm tra, đánh giá 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_bai_tap_hoa_huu_co_lop_11_co.pdf