Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề dạy học chương Đại cương về hóa học hữu cơ theo các phương pháp dạy học tích cực
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề dạy học chương Đại cương về hóa học hữu cơ theo các phương pháp dạy học tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề dạy học chương Đại cương về hóa học hữu cơ theo các phương pháp dạy học tích cực
MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu..............................................................................................................3 2. Tên sáng kiến .............................................................................................................4 3. Tác giả sáng kiến .......................................................................................................4 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến .....................................................................................5 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến......................................................................................5 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử .....................................5 7. Mô tả bản chất của sáng kiến ...................................................................................5 7.1. Các bước thực hiện sáng kiến ..............................................................................5 7.2. Nội dung sáng kiến...............................................................................................6 7.2.1. Nội dung giảng dạy ................................................................................6 7.2.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình hiện hành ..............................6 7.2.3. Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu và biên soạn câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học của chuyên đề .................................................7 7.2.4. Thiết kế hoạt động dạy học....................................................................19 Nội dung 1: Thành phần HCHC .....................................................................19 Nội dung 2: Cấu trúc phân tử HCHC ...............................................................27 Nội dung 3: Danh pháp HCHC .......................................................................34 Nội dung 4: Tính chất HCHC .........................................................................41 7.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến........................................................................46 8. Những thông tin cần được bảo mật ......................................................................46 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.......................................................46 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu ...........................................................46 10.1. Đánh giá lợi ích dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả ........................................................................................................................46 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân ...............................................................................47 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu .................................................................................................................47 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên theo yêu cầu của ngành giáo dục. Hàng năm, Bộ Giáo dục cùng với sở giáo dục và nhà trường luôn tổ chức tập huấn cho giáo viên về các phương pháp dạy học tích cực nhằm hỗ trợ giáo viên trong công cuộc đổi mới giảng dạy. Nội dung của những buổi tập huấn đó chính là tiền đề cho tôi trong việc mạnh dạn thay đổi bản thân nhằm nâng cao chất lượng dạy học của mình. Đối với môn Hóa học, có hai mảng nội dung chính: Hóa học vô cơ và hóa học hữu cơ. Trong đó, hóa học hữu cơ nằm ở kì II của lớp 11 và kì I của lớp 12. Đó là phần kiến thức rất quan trọng và là trọng tâm của kì thi THPT Quốc gia. Nếu học sinh muốn học tốt hóa học hữu cơ thì cần có nền tảng vững chắc ngay từ nội dung đầu tiên: Đại cương về hóa học hữu cơ. Tuy nhiên, chương Đại cương về hóa học hữu cơ trong sách giáo khoa hóa học 11 có nội dung dài và khó đối với học sinh mới bắt đầu học. Dưới đây là phân tích của tôi về nội dung chương trình hiện hành của chương này: * Nội dung: Số thứ tự Bài dạy Nội dung tiết - Khái niệm HCHC. Hóa học hữu cơ và hợp - Đặc điểm chung của HCHC. 1 chất hữu cơ - Một vài phương pháp tách biệt và tinh chế HCHC. - Phân loại HCHC. Phân loại và gọi tên hợp 2 - Một số loại danh pháp HCHC. chất hữu cơ - Tên gọi mạch cacbon chính. - Nguyên tắc phân tích định tính và định lượng nguyên tố. 3 Phân tích nguyên tố - Tính hàm lượng % nguyên tố từ kết quả phân tích. Công thức phân tử hợp - Cách lập CTĐGN. 4 chất hữu cơ - Tính phân tử khối và thiết lập CTPT. Luyện tập: chất hữu cơ, - Củng cố các kiến thức về HCHC và 5 công thức phân tử CTPT, CTĐGN. Cấu trúc phân tử hợp 6 + 7 - Thuyết cấu tạo hóa học. chất hữu cơ 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thanh Chuyền 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến - Lớp 11 (chương trình nâng cao, kì 2), chương Đại cương về hóa học hữu cơ. - Thời lượng 7 tiết: Bao gồm các nội dung lí thuyết, không bao gồm luyện tập và kiểm tra. - Sáng kiến đã được áp dụng trên các đối tượng: + Học sinh các lớp 11A1-11A4 (năm học 2017 – 2018): 132 học sinh. + Học sinh các lớp 11A1-11A3 (năm học 2018 – 2019): 137 học sinh. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 01/2018. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Các bước thực hiện sáng kiến Nội dung của sáng kiến là xây dựng chuyên đề dạy học cho cả chương Mở đầu về hóa học hữu cơ theo các phương pháp dạy học tích cực. Để thực hiện được điều đó, tôi đã tiến hành các bước sau: Bước 1: Xây dựng nội dung sáng kiến. Sáng kiến được lên ý tưởng và xây dựng dựa trên thực tiễn dạy học nhiều năm của tôi và đồng nghiệp. Qua đó tôi thấy được những khó khăn, bất cập mà HS gặp phải trong quá trình học tập chương này. Bước 2: Áp dụng sáng kiến trong hoạt Sau khi xây dựng nội dung sáng kiến, tôi động dạy học. tiến hành áp dụng cho các lớp mà tôi giảng dạy, đồng thời có trao đổi và áp dụng đối với các lớp do GV khác dạy. Bước 3: Chỉnh sửa, bổ sung, rút kinh Sau mỗi tiết dạy, tôi tập hợp ý kiến của nghiệm. HS và của GV khác để chỉnh sửa và hoàn thiện sáng kiến của mình. Bước 4: Nhân rộng sáng kiến. Sau năm học đầu tiên áp dụng có kết quả tốt (2017-2018), tôi tiếp tục áp dụng sáng kiến cho năm học này (2018-2019). Trong tương lai sáng kiến sẽ tiếp tục được bổ sung, chỉnh sửa để nhân rộng cho các khóa HS sau, cũng như cho các HS trường khác. 5 - Giải được bài tập: Tính thành phần phần trăm khối lượng của C, H, O, N căn cứ vào các số liệu phân tích định lượng; Tính được phân tử khối của HCHC dựa vào tỉ khối hơi; Xác định được CTĐGN và CTPT khi biết các số liệu thực nghiệm. - Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể. - Biểu diễn được đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể của một số chất hữu cơ. - Phân biệt được đồng đẳng, đồng phân (dựa vào công thức cấu tạo cụ thể). - Nhận biết được loại phản ứng theo các phương tŕnh hoá học cụ thể. 7.2.3. Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu và biên soạn câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học của chuyên đề a. Bảng mô tả các yêu cầu NỘI Loại MỨC DUNG câu hỏi/ Nhận biết Thông hiểuĐỘ Vận dụng Vận dụng bài tập cao Thành Câu hỏi/ + HS nhìn + HS có thể tự phần hợp bài tập vào công phân loại chất hữu định tính thức và nhận được HCHC cơ biết HCHC. cho trước. + HS phát + HS xác định biểu được được nhóm định nghĩa chức. được CTĐGN và CTPT. Bài + HS có thể + HS giải tập tính hàm được một số định lượng lượng % các bài tập ở nguyên tố mức độ khó, trong HCHC. gồm nhiều + HS tìm được bước. CTĐGN. + HS tìm được CTPT. + HS giải được các bài tập liên quan phản ứng đốt cháy HCHC. 7 Các mức độ Câu hỏi/bài tập kiến thức Câu 2. Những hợp chất nào sau đây không phải là hợp chất hữu cơ? A. C6H6, CH3CHO B. CH3Cl, C6H5Br. C. NaHCO3, NaCN D. HOCH2CH2OH, C2H2 Câu 3. Trong các hợp chất: CH4; CHCl3; C2H7N; HCN; HCOONa; C12H22O11; Al4C3; CCl4. Số chất hữu cơ là A. 7 B. 6 C. 8 D. 5 Câu 4. Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ? A. CTĐGN là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử. B. CTĐGN là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử. C. CTĐGN là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử. D. CTĐGN là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử. Câu 5. Mục đích của phân tích định tính là A. Xác định số nguyên tử của chất hữu cơ. B. Xác định số nguyên tố có trong chất hữu cơ. C. Xác định các nguyên tố có mặt trong chất hữu cơ. D. Xác định % về khối lượng của nguyên tố C trong chất hữu cơ. Mức độ Câu 6. Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của thông hiểu hiđrocacbon? A. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br. B. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH. C. CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3. D. HgCl2, CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br. Câu 7. Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau: A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất. B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_chuyen_de_day_hoc_chuong_dai.docx
- Bìa Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng chuyên đề dạy học chương Đại cương về hóa học hữu cơ theo các phư.docx