Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề dạy học chương III “Sinh trưởng và phát triển” – Sinh học 11 hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề dạy học chương III “Sinh trưởng và phát triển” – Sinh học 11 hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề dạy học chương III “Sinh trưởng và phát triển” – Sinh học 11 hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
MỤC LỤC NỘI DUNG Trang 1. Lời giới thiệu. .....................................................................................................................1 2. Tên sáng kiến ......................................................................................................................2 3. Tác giả sáng kiến: ..............................................................................................................2 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:............................................................................................2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến. ...........................................................................................2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:.........................................................................2 7. Mô tả bản chất của sáng kiến..........................................................................................2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................2 1. Chủ đề và dạy học theo chủ đề.......................................................................................2 2. Năng lực giải quyết vấn đề..............................................................................................8 CHƯƠNG II. XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC .........................................11 CHƯƠNG “SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN” –SINH HỌC 11......................11 1. Giới thiệu chung...............................................................................................................11 2. Nội dung của chủ đề. ......................................................................................................13 CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN............................................23 1. Đối tượng:..........................................................................................................................23 2. Hình thức đánh giá. .........................................................................................................23 8.Những thông tin cần bảo mật.........................................................................................35 9. Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. ....................................................35 10. Đánh giá lợi ích thu được ...........................................................................................35 11. Danh sách các tổ chức cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến..............................36 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................37 kiến thức để tăng cường khả năng hiểu biết cũng như năng lực thực hành của HS. Vì vậy, đã làm hạn chế sự sáng tạo của GV và khả năng tự học, tìm tòi, sáng tạo của HS. Xuất phát từ định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo Nghị quyết số 29-NQ/TW (2013); Công văn 791 HD-BGDĐT, Công văn số 5555/BGDĐT – GDTrH tôi đề xuất một hướng xây dựng chuyên đề dạy học “Sinh trưởng và phát triển” chương III – Sinh học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS. 2. Tên sáng kiến. Xây dựng chuyên đề dạy học chương III “ Sinh trưởng và phát triển” – sinh học 11 hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Đào Thị Xuân. - Địa chỉ : Trường THPT DTNT Vĩnh Phúc. - Số điện thoại : 0982696028 – Email: daothixuanc3td@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đào Thị Xuân. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến. Sáng kiến được sử dụng trong giảng dạy môn Sinh học khối 11 trong các trường THPT. Sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc các hoạt động ngoại khóa 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 8.1.2019. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến. 7.1. Nội dung của sáng kiến. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Chủ đề và dạy học theo chủ đề. 1.1. Khái niệm. Chủ đề là vấn đề mang tính cốt lõi của đối tượng mà người học, người nghiên cứu cần tìm hiểu có mối liên hệ đa chiều phù hợp với quy luật vận động tự nhiên đảm 2 nhờ đó đáp ứng được yêu cầu đổi mới theo hướng cải cách giáo dục hiện nay. Quan điểm về dạy học theo chủ đề được xây dựng trên quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học Chủ đề không bị cô lập với cuộc sống hàng ngày , các kiến thức gắn với kinh nghiệm sống của học sinh và được liên hệ với các tình huống cụ thể; đảm bảo tránh tránh trùng lặp về nội dung thuộc các bài học khác nhau trong cùng một chương; Đồng thời tạo mối liên hệ giữa các kiến thức trong cùng chủ đề với nhau và với kiến thức thực tiễn. Phát huy được tính tích cực của học sinh tạo cơ hội hình thành phẩm chất, phát triển năng lực đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề. 1.3. Tổ chức dạy học theo chủ đề. 1.3.1. Quy trình dạy học theo chủ đề trong dạy học. DHTCĐ được hiểu là mô hình dạy học mà nội dung được xây dựng thành các chủ đề có ý nghĩa thực tiễn và thể hiện mối quan hệ liên môn, liên lĩnh vực (chủ đề tích hợp) để HS có thể phát triển các ý tưởng một cách toàn diện . Đây là mô hình dạy học có sự kết hợp giữa mô hình truyền thống và hiện đại. GV là người hướng dẫn HS cách tự tìm kiếm, xử lí thông tin và vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung của chủ đề và các nhiệm vụ có ý nghĩa trong thực tiễn. Dựa trên các tài liệu tôi đề xuất quy trình DHTCĐ gồm các bước cơ bản sau: Bước 1: Lựa chọn chủ đề, xác định vấn đề cần giải quyết. Sau khi đã xác định được mạch kiến thức nội dung chương trình, GV lựa chọn các nội dung có thể ghép lại thành một chủ đề và đặt tên cho chủ đề. Nội dung cụ thể của chủ đề cần sắp xếp các kiến thức sao cho HS dễ hiểu và dễ dàng chiếm lĩnh được tri thức. Khi xây dựng chủ đề dạy học, GV cần xác định các vấn đề thực tiễn có liên quan đến chủ đề, mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ, sự tiến bộ của HS thông qua DHTCĐ. Bước 2: Xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, năng lực có thể đạt được trong quá trình học của HS và xây dựng bộ câu hỏi định hướng. GV dựa vào chuẩn kiến 4 -Mở rộng kiến thức vào thực tiễn. Giai đoạn này giúp HS phát triển NLGQVĐ, sáng tạo. GV cần đưa ra vấn đề, các tài liệu tham khảo như: sách tham khảo, tạp chí, thông tin từ internet,... nhằm khuyến khích HS mở rộng kiến thức đã học vào các hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn. Trong hoạt động này, GV cần sử dụng các câu hỏi khái quát, hệ thống hóa bài tập sau khi học chủ đề. Bước 4: Kiểm tra, đánh giá. Có nhiều phương pháp được vận dụng để đánh giá NLGQVĐ như: đặt câu hỏi, đối thoại trong lớp học, phản hồi thường xuyên, đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá, sử dụng bảng kiểm danh sách các hành vi, đánh giá tình huống, hồ sơ học tập (là tập hợp các bài tập, bài kiểm tra,...), cụ thể: - Sử dụng bảng kiểm danh sách các hành vi, thiết lập một danh sách gồm các hành vi cụ thể ở từng thành tố của năng lực. Người đánh giá sử dụng để quan sát HS làm việc, học tập và tích vào những trọng điểm đã quan sát được. - Đánh giá đồng đẳng là người học tham gia vào việc đánh giá sản phẩm, công việc của các bạn học khác. HS sẽ đánh giá lẫn nhau dựa trên các tiêu chí đã được xác định. Các tiêu chí được xây dựng cần phù hợp với khả năng nhận thức của HS. - Tự đánh giá là quá trình HS đánh giá hoạt động và kết quả đạt được của bản thân; trong đó, HS sẽ học cách đánh giá các nỗ lực và sự tiến bộ cá nhân, nhìn lại quá trình và phát hiện những điểm cần thay đổi để hoàn thiện bản thân. - Đánh giá sản phẩm của HS thực hiện trong quá trình dạy học. Sản phẩm phản ánh khả năng tự tìm kiếm và thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích theo mục tiêu của chủ đề. 1.3.2. Thiết kế tiến trình dạy học. 1.3.2.1. Về phương pháp dạy học. Phải chú trọng ứng dụng kiến thức của chủ đề, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phải đảm bảo các yêu cầu sau: a, Đề xuất vấn đề. Giáo viên giao cho học sinh một nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. 6 Đảm bảo phù hợp với từng hoạt động đã được thiết kế, phải thể hiện rõ phương thức học và sản phẩm học tập tương ứng mà học sinh hoàn thành trong học tập. 1.3.2.4. Về kiểm tra đánh giá. Đảm bảo sự đồng bộ với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Cần tăng cường và đánh giá về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua quá trình học tập , các sản phẩm mà học sinh hoàn thành, tăng cường hoạt động tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh. Vì vậy cần mô tả cụ thể các sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành cùng với các tiêu chí đánh giá cụ thể. 2. Năng lực giải quyết vấn đề 2.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề Có thể hiểu, NLGQVĐ là năng lực của một cá nhân tham gia vào quá trình nhận thức để hiểu và giải quyết các tình huống có vấn đề mà phương pháp giải quyết vấn đề không phải ngay lập tức nhận thấy rõ ràng. NLGQVĐ là tổ hợp các NL thể hiện ở các kĩ năng (thao tác tư duy và hoạt động) trong hoạt động học tập nhằm giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ của hoạt động học tập hoặc một tình huống cụ thể. NL GQVĐ là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình huống vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết tình huống vấn đề đó – thể hiện tiềm năng là công dân tích cực và xây dựng (Định nghĩa trong đánh giá PISA, 2012). 2.2. Các thành tố năng lực giải quyết vấn đề. Cấu trúc NL GQVĐ dự kiến phát triển ở HS gồm 4 thành tố, mỗi thành quá trình GQVĐ. Cụ thể là: - Tìm hiểu, khám phá vấn đề: nhận biết vấn đề, phân tích được tình huống cụ thể, phát hiện được tình huống có vấn đề, chia sẻ sự am hiểu về vấn đề với người khác. 8 + Sự hình thành và phát triển NLGQVĐ giúp cho GV có điều kiện trực tiếp uốn nắn những kiến thức sai lệch, không chuẩn xác, định hướng kiến thức cần thiết cho HS. + Giúp GV dễ dàng biết được NL nhận xét, đánh giá, khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn xã hội của HS. Từ đây định hướng phương pháp giáo dục tư tưởng học tập cho HS. 2.4. Tiến trình dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Bước 1: Đặt vấn đề. GV hoặc HS phát hiện vấn đề, nhận dạng vấn đề, nêu vấn đề cần giải quyết. Bước 2: Tạo tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn đề thường xuất hiện khi: + Nảy sinh mâu thuẫn giữa điều HS đã biết và điều đang gặp phải. + Gặp tình huống bế tắc trước nội dung mới. + Gặp tình huống, xuất phát từ nhu cầu nhận thức tại sao. Bước 3: GQVĐ. GV hoặc HS đề xuất cách GQVĐ khác nhau (nêu giả thuyết khác nhau), thực hiện cách giải quyết đã đề ra (KT giả thuyết). Bước 4: Kết luận vấn đề. Phân tích để chọn cách giải quyết đúng (lựa chọn giả thuyết đúng và loại bỏ giả thuyết sai). Nêu kiến thức hoặc kĩ năng, thái độ thu nhận được từ GQVĐ trên. 10 - Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tế: Thiết kế thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến sinh trưởng và phát triển. 1.3.3. Thái độ - Tinh thần, thái độ học tập tích cực, tự giác. Yêu thích, say mê khám phá, tìm tòi kiến thức Sinh học. - Tích cực vận dụng kiến thức môn học để giải quyết các tình huống thực tế. - Hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động trong chủ đề - Luôn coi trọng sự hợp tác với các bạn trong nhóm và sự hỗ trợ của thầy, cô giáo trong suốt quá trình thực hiện các hoạt động của dự án. 1.3.4. Định hướng phát triển năng lực: STT Tên năng lực Các kĩ năng thành phần 1 Năng lực hợp Chủ động xậy dựng kế hoạch trong nhóm để thục tác giao tiếp hiện nhiệm vụ được giao. 2 Năng lực tự Có ý thức tự tìm hiểu các thông tin về sinh trưởng và học phát triển và các thông tin liên quan tới chủ đề đang tìm hiểu. 3 Năng lực phát Giải thích hiện tượng thực tế trong tự nhiên về quang hiện và giải chu kì và chu kì sinh trưởng và phát triển ở động vật. quyết vấn đề 4 Năng lực thu Tìm kiếm mối quan hệ về kiến thức; Năng lực xác nhận và xử lý định các biến trong thí nghiệm, bố trí thí nghiệm, thông tin phân tích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận có cơ sở khoa học Phân tích, xử lý, tổng hợp tài liêu v.v 5 Năng lực Hình thành giả thuyết khoa học thông qua đề xuất nghiên cứu hướng khống chế côn trùng có hại. khoa học Xác định các biến trong thí nghiệm, bố trí thí 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_chuyen_de_day_hoc_chuong_iii.doc