Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề dạy học phần “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THPT

docx 37 trang sk11 29/06/2024 1310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề dạy học phần “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề dạy học phần “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề dạy học phần “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THPT
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGÔ GIA TỰ
 
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: 
 Xây dựng chuyên đề dạy học phần
“Sinh trưởng và phát triển ở động vật” theo định hướng phát triển năng lực của 
 học sinh THPT.
 Tác giả sáng kiến: Phạm Thu Lan
 Môn: Sinh học
 Trường: THPT Ngô Gia Tự
 Vĩnh Phúc, năm 2020
 0 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
 Nghị quyết số 29 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn 
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã khẳng định một 
trong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Nghị Quyết là đổi mới mạnh mẽ và đồng 
bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng phẩm chất và phát 
triển năng lực của người học. Trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, người học phải 
là người biết tìm tòi làm chủ kiến thức, trang bị đầy đủ kĩ năng và năng lực giải quyết 
các vấn đề trong thực tiễn.
 Xuất phát từ thực tế việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo 
bài tiết trong sách giáo khoa. Trong phạm vi của 1 tiết học không đủ thời gian cho giáo 
viên và học sinh khai thác triệt để phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả khai thác 
các phương tiện dạy học còn nhiều hạn chế. Đồng thời, các hình thức kiểm tra còn lạc 
hậu, chủ yếu là đánh giá sự ghi nhớ của học sinh, chưa đánh giá được năng lực của 
người học. 
 Để khắc phục được những hạn chế cả về phương pháp dạy học, hình thức tổ 
chức và kiểm tra đánh giá cần xây dựng nội dung dạy học phù hợp với các phương 
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Một trong những hướng mới đó là xây dựng các 
chuyên đề dạy học phù hợp với sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong điều 
kiện thực tế của nhà trường.
2. Tên sáng kiến: Xây dựng chuyên đề dạy học phần “Sinh trưởng và phát triển ở 
động vật” theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THPT.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Phạm Thu Lan
- Đơn vị: Tổ Hóa Sinh – KTNN, trường THPT Ngô Gia Tự
- Số điện thoại: 0987.463.589. E_mail: phamthulan1288@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Giáo viên Phạm Thu Lan
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 2 Đối với bộ môn sinh học lớp 11, tôi nhận thấy phần kiến thức “ Sinh trưởng và 
phát triển ở động vật có nhiều ứng dụng vào đời sống và sản xuất. Nhưng thực tế thời 
lượng số tiết học trên lớp chưa đủ để học sinh tìm hiểu các ứng dụng đó. Để tổ chức 
được quá trình dạy học thay cho việc dạy theo từng bài, từng tiết trong sách giáo khoa 
như hiện nay thì việc xây dựng chuyên đề dạy học và sử dụng một kĩ thuật dạy học tích 
cực làm chủ đạo là một hướng đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá. 
Việc xây dựng các chuyên đề dạy học còn kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực, 
tự giác và sáng tạo trong học tập của học sinh, đồng thời hình thành những năng lực 
cần thiết.
 Xuất phát từ lí do đó, với mong muốn góp phần tìm ra phương pháp dạy học 
phù hợp và nâng cao chất lượng dạy học, tôi đã rút ra một được một số kinh nghiệm 
thông qua đề tài sau: Xây dựng chuyên đề dạy học phần “Sinh trưởng và phát triển ở 
động vật” theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng được chuyên đề dạy học “ Sinh trưởng và phát triển ở động vật”.
- Tiến hành thực nghiệm áp dụng đối với lớp 11A2, A3, A5. Từ đó đánh giá và rút kinh 
nghiệm.
- Tiếp tục xây dựng các chuyên đề dạy học các chương khác trong sách giáo khoa sinh 
học 11.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: 3 bài thuộc phần B- Sinh trưởng và phát triển ở động vật trong 
sách giáo khoa sinh học 11 ban cơ bản.
* Phạm vi nghiên cứu: Sinh học lớp 11
1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
 Nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu về lí luận dạy học, phương pháp 
dạy học sinh học, sách giáo khoa sinh học hiện hành và các tài liệu chuyên môn.
 Trao đổi với giáo viên, học sinh để thiết kế quy trình các bước xây dựng 1 
chuyên đề dạy học hoàn chỉnh có cấu trúc như sau:
 - Xác định vấn đề dạy học của chuyên đề
 - Nội dung của chuyên đề và thời lượng của chuyên đề
 4 PHẦN 2: NỘI DUNG
 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
1.1 Cơ sở lí luận chung
 Khi xây dựng các chuyên đề dạy học cần căn cứ vào một phương pháp dạy học 
tích cực cụ thể. Nhìn chung các phương pháp dạy học tích cực đều được thực hiện dựa 
trên việc cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua nhiệm vụ học tập. Chuỗi 
hoạt động học trong mỗi chuyên đề vì thế đều tuân theo con đường nhận thức chung 
như sau:
 Hoạt động giải quyết một tình huống học tập: mục đích của hoạt động này là 
tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập được 
giao. Giáo viên là người tạo tình huống học tập dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm 
có liên quan đến vấn đề cần giải quyết.
 Hoạt động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức, kĩ năng mới và thực hành, 
luyện tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được nhằm giải quyết 
tình huống, vấn đề học tập.
 Hoạt động vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để phát hiện và giải quyết các 
tình huống, vấn đề thực tiễn.
1.2. Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học
* Xác định tên chuyên đề
 Căn cứ vào nội dung chương trình và sách giáo khoa của môn học, giáo viên 
xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện 
hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy học đơn 
môn.
* Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
 Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các 
hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ 
đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chuyên đề 
sẽ xây dựng.
 6 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC PHẦN
 “ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. Nội dung chuyên đề
- Tên chuyên đề: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
1. Mô tả chuyên đề
Chuyên đề gồm 3 bài trong chương 2, phần B: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật (tiếp theo)
2. Mạch kiến thức của chuyên đề
- Khái niệm về sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Phát triển không qua biến thái
- Phát triển qua biến thái
+ Phát triển qua biến thái hoàn toàn.
+ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
+ Nhân tố bên trong: các hoocmon động vật.
+ Nhân tố bên ngoài như: thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng
- Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người như: cải 
tạo giống, cải thiện môi trường sống của động vật và cải thiện chất lượng dân số. 
3. Thời lượng thực hiện chuyên đề: 3 tiết
II. Tổ chức dạy học chuyên đề
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm về sinh trưởng và phát triển của động vật. Lấy ví dụ minh họa.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái
- Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn
- Nêu được vai trò của nhân tố di truyền đối với sinh trưởng và phát triển của động vật.
 8 minh các giả thuyết đó.
 4 Năng lực tính toán Tính toán kích thước cơ thể động vật qua các giai 
 đoạn sinh trưởng và phát triển của chúng.
 5 Năng lực tư duy Phát triển tư duy phân tích, so sánh.
 6 Năng lực ngôn ngữ Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua trình bày, 
 tranh luận, thảo luận về các vấn đề, hiện tượng liên 
 quan.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sơ đồ về quá trình phát triển phôi thai ở người, vòng đời của châu chấu, vòng đời 
của bướm.
- Hình vẽ về vị trí, cấu tạo của các tuyến nội tiết và hoocmon ở người
- Một số tranh ảnh phóng to về bệnh tật liên quan đến hoocmon sưu tầm được.
- Máy chiếu, bài giảng powpoint, video về sinh trưởng và phát triển ở động vật.
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Sưu tầm những thông tin liên quan đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Dụng cụ học tập như: sách giáo khoa, sách bài tập.
3. Tiến trình dạy học chuyên đề
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và các kiểu sinh trưởng và phát triển ở động 
vật
- GV đưa ví dụ về sinh trưởng phát triển ở lợn, phân tích ví dụ để học sinh hiểu và tự 
khái quát thành khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- GV: Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa và cho biết có mấy kiểu sinh trưởng và phát triển 
ở động vật?
- HS trả lời có 3 kiểu:
+ Phát triển không qua biến thái
+ Phát triển qua biến thái hoàn toàn
+ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
- GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung của PHT sau:
 10 thành 2 loại người: khổng lồ và tí hon.
Câu 2: Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iot thì trẻ em sẽ chậm lớn, chịu lạnh 
kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ kém phát triển?
Câu 3: Tại sao gà trống con sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường 
như: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục?
Câu 4: Giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân 
bướm biến thành nhộng.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến sinh trưởng, 
phát triển ở động vật và vận dụng vào trong chăn nuôi, sản xuất.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk tr 155, 156 và hoàn thành PHT sau:
 Các yếu tố ảnh Mức độ ảnh hưởng Ứng dụng vào sản 
 hưởng xuất
 Thức ăn
 Nhiệt độ
 Ánh sáng
 Các chất độc hại
- HS hoàn thành PHT rồi trình bày trước lớp, đối chiếu kết quả với các nhóm khác 
trong lớp và đáp án để bổ sung hoàn thiện.
- GV yêu cầu học sinh trả lời các câu lệnh tr 155 để thấy rõ hơn về vai trò của các yếu 
tố ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Câu 1: Tại sao thức ăn lại ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?
Câu 2: Tại sao nhiệt độ xuống thấp lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển 
của động vật biến nhiệt và hằng nhiệt?
Câu 3: Tại sao trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có 
lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng?
Câu 4: Dựa vào hiểu biết của mình về các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sinh 
trưởng và phát triển của động vật và hiểu biết về thực tiễn sản xuất, hãy nêu các biện 
pháp kĩ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi.
 12 và phát triển phát triển của hiện tượng bất biện pháp nâng tuổi dậy thì.
 động vật động vật có thường trong cao sức khỏe - Ứng dụng 
 xương sống và sinh trưởng và con người. trong chăn 
 không xương phát triển nuôi và trồng 
 sống. động vật có trọt.
 - Trình bày liên quan đến 
 được vai trò hoocmon.
 của các 
 hoocmon đối 
 với sinh 
 trưởng, phát 
 triển ở động 
 vật.
 Các yếu tố - Trình bày - Phân tích - Giải thích - Các biện 
 ngoại cảnh được ảnh được các biện được một số câu pháp nâng cao 
 ảnh hưởng hưởng của pháp điều thành ngữ, hiện năng suất vật 
 đến sinh nhân tố ngoại khiển sinh tượng trong dân nuôi.
 trưởng và cảnh như thức trưởng và phát gian như: ăn - Các biện 
 phát triển ăn, nhiệt độ, triển ở động như tằm ăn rỗi, pháp sinh đẻ 
 động vật. ánh sáng đến vật và người. cơ sở của việc có kế hoạch ở 
 sinh trưởng và tắm nắng cho người.
 phát triển ở trẻ nhỏ để 
 động vật. phòng bệnh còi 
 xương.
2. Hệ thống câu hỏi và bài tập kiểm tra chuyên đề
2.1. Bài tập
Bài tập 1: Sinh trưởng và phát triển là gì? Cho ví dụ minh họa
Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật được xác định khi nào?
Động vật đẻ trứng và đẻ con có quá trình sinh trưởng và phát triển khác nhau như thế 
nào?
 14

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_chuyen_de_day_hoc_phan_sinh_t.docx