Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề học tập lớp 11 theo chương trình môn Ngữ văn 2018
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề học tập lớp 11 theo chương trình môn Ngữ văn 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề học tập lớp 11 theo chương trình môn Ngữ văn 2018
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Đảng đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”. Nội dung trọng tâm của việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông là sự phát triển năng lực của người học, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển đất nước. Điều này đòi hỏi giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng phải đổi mới trên nhiều phương diện, đặc biệt là trong phương pháp dạy học của người giáo viên. Ngày 28/11/2014, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông với mục tiêu: “Đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục”. Cấu trúc, bố trí bài học trong sách giáo khoa hiện nay đang còn tản mản về kiến thức với sự chia tách theo từng bài học, theo ba phần: Văn học, Làm văn và tiếng Việt. Điều này sẽ là một trong những yếu tố hạn chế và cản trở vấn đề tiếp nhận, lĩnh hội tri thức về lịch sử văn học và phát triển các năng lực cần thiết cho người học. Hệ thống chuyên đề sẽ cung cấp, hệ thống hóa lại kiến thức văn học giúp cho học sinh có ý niệm hoàn chỉnh về lịch sử văn học và rèn luyện các năng lực cho học sinh ngay trong nhà trường phổ thông, đáp ứng mục tiêu định hướng nghề nghiệp của cấp học này. Thời gian thực hiện chương trình phổ thông mới đang đến gần, việc tiếp nhận và thực hiện sự đổi mới bao giờ cũng có giai đoạn “giao thời”. Trong giai đoạn ấy không ít giáo viên lúng túng trong quá trình thực hiện dạy học, nhất là dạy học chuyên đề. Từ những lí do trên tôi thực hiện đề tài: Xây dựng chuyên đề học tập lớp 11 theo chương trình môn Ngữ văn 2018 với mong muốn được trao đổi thảo luận để chuẩn bị tốt nhất cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới vào năm học 2022 - 2023. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Chương trình Ngữ văn 11(2018), cụ thể là chuyên đề học tập lớp 11. 2.2. Phạm vi nghiên cứu 1 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài - Nhóm nghiên cứu của trường Đại học Vinh, trong các đợt tập huấn cũng đã trao đổi, thảo luận về chuyên đề học tập. Chỉ ra điểm khác trong dạy học chuyên đề của chương trình mới. Ý tưởng xây dựng dạy học chuyên đề được gợi lên từ những đợt tập huấn này. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ trao đổi chung và có tính định hướng xây dựng kế hoạch dạy học chuyên đề chứ chưa công khai công trình nghiên cứu cụ thể. - Một số chuyên đề môn Ngữ văn trong Chương trình mới có yêu cầu quá cao? Của tác giả Khánh Văn (https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/mot-so-chuyen-de- cua-mon-ngu-van-trong-chuong-trinh-moi-co-yeu-cau-qua-cao-post184752.gd) thể hiện sự quan tâm, trăn trở và phân tích về các chuyên đề dạy học. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở trao đổi về tính hợp lí, khả thi của chuyên đề chứ chưa đề xuất giải pháp và kế hoạch dạy học chuyên đề. 1.2. Cơ sở lí thuyết 1.2.1. Xu hướng giáo dục và dạy học ngữ văn hiện đại Cốt lõi của giáo dục hiện đạị là đào tạo ra nguồn nhân lực sẵn sàng thích nghi trước mọi sự thay đổi của thời đại bằng tư duy và kỹ năng mà máy móc hay công nghệ không thể thay thế được. Theo dự báo của Diễn đàn Kinh tế thế giới, đến năm 2025 con người chỉ chiếm khoảng 48% lực lượng lao động, còn máy móc và tự động hóa sẽ chiếm đến 52%. Bởi vậy giáo dục hiện nay cần có sự thay đổi tập trung vào tư duy và kỹ năng, những yếu tố rất “con người" mà máy móc không thể thay thế được. Đây là cốt lõi của giáo dục hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ của công nghệ. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sán Việt Nam (XI) đã thông qua nghị quyết số 29 NQ-TW ngày 4/1/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông góp phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27/3/2015, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ giáo dục và đào tạo đã tổ chức xây dựng và ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới để nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng những đòi hỏi của thực tế và bắt kịp xu hướng giáo dục của nhân loại. Dạy học hiện đại là quá trình hướng tới việc phát huy tính tích cực, sáng tạo, khai thác mọi tiềm năng trí tuệ và kinh nghiệm sống của người học. Dạy học được 3 hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; hạn chế tối đa các bài học chỉ thuần túy về tiếng Việt cũng như văn học, giúp học sinh sử dụng các kiến thức ấy để đọc viết và nghe nói một cách hữu ích, thiết thực và hiệu quả. - Với chương trình 2006 và trước đó, ngữ liệu văn bản chính là nòng cốt của chương trình. Khác với cách làm truyền thống. Chương trình Ngữ văn 2018 chỉ nêu định hướng về các kiểu văn bản và thể loại được dạy ở từng lớp. Đây là một trong những điểm khác biệt lớn nhất của chương trình Ngữ văn mới. Ngữ liệu trong chương trình mới không chỉ có văn bản văn học, văn bản nghị luận mà còn có văn bản thông tin. Văn bản thông tin tuy có xuất hiện trong chương trình và SGK hiện hành nhưng chưa có tên gọi và chưa được phân loại chính thức, chưa được dạy và học có ý thức. Chính vì thế đây là loại văn bản mới, thường gắn với kiểu văn bản không chỉ có kênh chữ mà còn kênh hình ảnh và âm thanh. Có thể thấy chương trình có định hướng mở về ngữ liệu nhưng để đảm bảo tính thống nhất trên cả nước, chương trình cũng quy định một số ngữ liệu bắt buộc và bắt buộc lựa chọn theo chương trình. 1.2.3. Đặc điểm của hệ thống chuyên đề học tập trong chương trình môn Ngữ văn 2018 Chương trình Ngữ văn 2018 phân rõ hai giai đoạn giáo dục: giai đoạn giáo dục cơ bản tập trung ở cấp tiểu học và THCS và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp tập trung ở cấp THPT. Để hướng tới mục tiêu định hướng nghề nghiệp, nội dung dạy học ở cấp THPT bố trí chuyên đề học tập ở cả 3 lớp 10, 11, 12. Mỗi năm học, những học sinh lựa chọn khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là các em có thiên hướng văn chương, được chọn học một số chuyên đề học tập. Những chuyên đề này nhằm tăng cường về kiến thức văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng nhu cầu, sở thích và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Chương trình Ngữ văn 2018 quy định ở cấp THPT, mỗi lớp có 3 chuyên đề nhưng không chi tiết hóa nội dung dạy học của từng chuyên đề nhằm tạo cơ hội cho giáo viên và học sinh được chủ động lựa chọn nội dung phù hợp vứi thực tế của địa phương và sở thích của học sinh. Chương trình đưa ra các chuyên đề cho từng khối như sau: Lớp Tên chuyên đề Số tiết 1. Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian 10 10 2. Sân khấu hóa tác phẩm văn học 15 3. Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một truyện ngắn hoặc một 10 tiểu thuyết 1. Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại 10 Việt Nam 5 Theo tác giả, chuyên đề học tập trong chương trình mới quá sức với năng lực của học sinh cấp 3. Góc lí giải cho điều này là các em học sinh trung học phổ thông có cả chục môn học và còn bao nhiêu việc phải lo cho các kì thi phía trước. Nếu các em làm không được thì mục tiêu môn học không đạt được mà vô hình trung làm lãng phí thời gian của cả thầy và trò bởi mục tiêu đưa ra quá xa vời với kiến thức của học sinh phổ thông. Thực tế, chúng ta phải hiểu rằng 35 tiết/ 3 chuyên đề cho mối lớp học/ năm được triển khai cho những học sinh đã lựa chọn ban Khoa học xã hội, mang tính định hướng nghề nghiệp, nghĩa là đã có bước sơ lọc về nhu cầu, sở thích, hứng thú của các em. Đây có thể xem như một trải nghiệm cần thiết. Vấn đề đổi mới sẽ còn nhiều việc phải làm để hoàn thiện. Tuy nhiên Chương trình đã ban hành thì chúng ta phải thực hiện. Nhiệm vụ của chúng ta là tìm giải pháp phù hợp, tối ưu nhất để việc dạy học chuyên đề được triển khai đúng đối tượng. 1.3.2. Thực trạng tổ chức dạy học chuyên đề học tập ở trường THPT Theo hướng dẫn công văn 5555 của Bộ GD&ĐT cùng định hướng chuyên môn của Sở GD&ĐT, trong những năm gần đây chúng ta đã thực hiện dạy học theo chủ đề, mỗi năm, một bộ môn thực hiện 4 tiết dạy học theo chủ đề. Gần đây nhất là đầu năm học 2020 - 2021, chúng ta đã xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề cho toàn bộ chương trình Ngữ văn hiện hành. Những nỗ lực về chuyên môn ấy không gì khác ngoài mục đích tiệm cần dần với Chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhưng tính chất chủ đề mà chúng ta đang thực hiện chỉ mới dừng lại ở việc gom các tác phẩm cùng thể loại hoặc giai đoạn lại với nhau rồi dạy từng bài trong chủ đề ghép ấy. Trong khi đó, qua nghiên cứu Chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi nhận thấy tính chất chủ đề đã được hiểu chuyên sâu hơn, được tiến hành trên trục nghe, nói, đọc, viết nhằm hướng tới hình thành phẩm chất năng lực cho người học. Việc xây dựng chuyên đề tuy thuộc vào mỗi tổ chuyên môn ở các trường, thường được tổ chức theo từng tiết độc lập, chưa thể hiện được tính xuyên suốt của chuyên đề. Điều này có thể lí giải vì chương trình hiện hành của chúng ta đang xây dựng tách bạch 3 phân môn: Đọc văn, Làm văn và tiếng Việt; đích đến của chúng ta là kiến thức và kĩ năng. Năm học 2022 - 2023 sẽ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 10. Giáo viên đã và đang được tập huấn chương trình mới. Về cơ bản chúng ta đã nắm được mục tiêu tổng quát của chương trình, mục tiêu môn Ngữ văn. Tuy vậy, không phải giáo viên nào cũng đã hình dung hết cách vận hành của chương trình mới trong dạy học, nhất là việc dạy các chuyên đề học tập. Bản thân tôi cũng rất lúng túng khi tìm hiểu Chương trình môn Ngữ văn, trong đó có chuyên đề học tập định hướng nghề nghiệp. Từ thực trạng đó, chúng tôi xây dựng được kế hoạch chuyên đề với mong muốn được trao đổi, thảo luận để chúng ta có định hướng rõ ràng trước khi đi vào thực hiện Chương trình giáo dục mới năm học 2022 – 2023. 7 - Biết viết bài giới thiệu về một tác 4. Thực hành đọc và viết về một số tác giả văn học đã đọc. giả văn học lớn. - Vận dụng những hiểu biết từ chuyên 5. Yêu cầu của việc thuyết trình về một đề đọc hiểu viết về những tác giả văn tác giả văn học. học khác. - Biết thuyết trình về một tác giả văn học. Trong giới hạn của một đề tài, chúng tôi sẽ định hướng tìm hiểu chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu một tác giả văn học. 2.1.2. Xác định thời lượng, thời điểm dạy học chuyên đề học tập Tên chuyên đề Thời lượng dạy học Thời điểm dạy học Đọc, viết và giới thiệu 10 tiết: Học kì 2 lớp 11 một tác giả văn học Tiết 1,2: Tìm hiểu chuyên đề Tiết 3.4.5.6.7.8: Trình bày kết quả. Tiết 9,10: Đánh giá tổng kết. 2.2. Quy trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chuyên đề 2.2.1. Quy trình xây dựng chuyên đề học tập Chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất quy trình xây dựng chuyên đề học tập như sau: . Bước 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt . của chuyên đề Bước 2: Xác định phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học chuyên đề Bước 3: Xác định hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá chuyên đề Bước 4: Xây dựng kế hoạch dạy học chuyên đề Sơ đồ quy trình xây dựng chuyên đề học tập 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_chuyen_de_hoc_tap_lop_11_theo.docx