Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng đề kiểm tra, đánh giá định kì môn Toán 11 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng đề kiểm tra, đánh giá định kì môn Toán 11 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng đề kiểm tra, đánh giá định kì môn Toán 11 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRUNG TÂM GDNN - GDTX HOẰNG HOÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRA ĐỊNH KÌ MÔN TOÁN LỚP 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán THANH HÓA NĂM 2021 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện đổi mới từ chương trình tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Hướng tới mục tiêu đó, cần phải đổi mới đồng bộ về mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục, cách thức kiểm tra đánh giá và công tác quản lí giáo dục. Như vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời quá trình dạy học đối với người giáo viên, khi tiến hành quá trình dạy học phải xác định mục tiêu bài học, nội dung và phương pháp tổ chức quá trình dạy học sao cho đạt hiệu quả. Để biết quá trình dạy học có đạt kết quả hay không, người giáo viên phải thu thập các thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá và qua đó điều chỉnh quá trình dạy và giúp học sinh điều chỉnh phương pháp học. Như vậy đổi mới kiểm tra đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức người học, điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. Sau khi được tham gia lớp tập huấn về “hướng dẫn xây dựng đề kiểm tra, đánh giá định kì theo ma trân và bảng đặc tả đề kiểm tra theo đính hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh”, được sự chỉ đạo của ban lãnh đạo nhà trường, tôi cũng như tập thể giáo viên trong trường đã nhận thức rõ việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá là rất cấp thiết. Trong năm học qua tôi cũng đã cố gắng từng bước thực hiện đổi mới phương pháp dạy, kiểm tra, đanh giá theo hướng đổi mới. Tuy thời gian thực hiện chưa được dài song trong quá trình thực hiện tôi cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm xin chia sẽ cùng quý thầy cô giáo qua đề tài: “Xây dựng đề kiểm tra, đánh giá định kì môn toán 11 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh”, để một phần nào đó đóng góp vào công cuộc đổi mới chất lượng giáo dục hiện nay. 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Tìm hiểu và xây dựng đề kiểm tra đánh giá định kì môn toán 11 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Từ đó nhằm đánh giá đúng chất lượng học sinh và có phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá tích cực, phù hợp nâng cao chất lượng dạy và học tại trung tâm GDNN – GDTX Hoằng Hóa. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng được lựa chọn nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm là: Xây dựng đề kiểm tra, đánh giá định kì môn toán 11 theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. 1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Cách xây dựng đề kiểm tra, đánh giá định kì môn toán bằng hình thức trắc nghiệm. - Nội dung toán lớp 11 gồm: Đại số và Giải tích: Chương III. Dãy số - Cấp số cộng – Cấp số nhân; Chương IV. Giới hạn; Chương V. Đạo hàm. Hình học: Chương III. Véctơ trong không gian. Quan hệ vuông góc 1.5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm tôi sư dụng các phương pháp sau: nghiên cứu lý luận; điều tra quan sát thực tiễn; thực nghiệm sư phạm. 2 2.2.1. Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra. Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau: Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra Người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra Đề kiểm tra có các hình thức sau: Đề kiểm tra tự luận; Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan; Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức (theo tỉ lệ tự luận và trắc nghiệm 3:7, 4:6, 5:5 đối với khối 12 và theo các tỉ lệ tự luận và trắc nghiệm: 6: 4, 7: 3 cho các khối lớp còn lại (bổ sung thêm cho công văn 3232/GDĐT-TrH) thì nên cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận. Bước 3: Thiết lập ma trận, bản đặc tả đề kiểm tra Có thể sử dụng mẫu trình bày ma trân và bản đặc tả đề như sau: MẪU MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Môn: ............................... Thời gian làm bài: ............................. phút TT Nội Đơn vị Mức độ nhận thức Tổng % dung kiến Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Số Thời tổng kiến thức (20 câu) hiểu cao câu gian điểm thức (15 câu) (10 câu) (5 câu) hỏi (phút) CH TG CH TG CH TG CH TG 1.1. ........ Nội 1.2. ........ 1 dụng 1 2.1. ........ Nội 2.2. ........ dụng 2 Tổng Tỉ lệ (%) 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung (%) 70% 30% MẪU BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Môn: ............................... Thời gian làm bài: ............................. phút Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng TT Nội Đơn vị Mức độ kiến thức, kĩ năng Nhận Thông Vận Vận dung kiến thức cần kiểm tra, đánh giá biết hiểu dụng dụng kiến thấp cao thức 1.1. .......... Nhận biết - ............................................... Thông hiểu - ............................................... Vận dụng thấp - ............................................... 1 Nội Vận dụng cao dung 1 - ............................................... 1.2. ........... - ............................................... - ............................................... 2 Nội 2.1. ........... dung 2 2.2. ........... Tổng ...... ...... ....... ....... ....... Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận, bản đặc tả 4 Bước 6. Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng. 2.2.3. Các yêu cầu về câu hỏi trắc nghiệm của đề kiểm tra đánh giá * Một số nguyên tắc chung khi viết câu hỏi nhiều lựa chọn - Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình. - Cần xác định đúng mục tiêu của việc kiểm tra, đánh giá. - Câu hỏi tập trung vào một vấn đề duy nhất. - Câu hỏi không được sai sót về nội dung chuyên môn... - Câu hỏi chưa được sử dụng cho mục đích thi hoặc kiểm tra đánh giá trước đó. - Câu hỏi cần khai thác tối đa việc vận dụng các kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế trong cuộc sống. - Tránh việc sử dụng sự khôi hài. - Tránh viết câu không phù hợp với thực tế. - Các ký hiệu, thuật ngữ sử dụng trong câu hỏi phải thống nhất. * Về câu dẫn câu trắc nghiệm khách quan. - Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể. - Không trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa. - Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh. - Đảm bảo rằng các hướng dẫn trong phần dẫn là rõ ràng và việc sử dụng từ ngữ cho phép thí sinh biết chính xác họ được yêu cầu làm cái gì. - Để nhấn mạnh vào kiến thức thu được nên trình bày câu dẫn theo định dạng câu hỏi thay vì định dạng hoàn chỉnh câu. - Nếu phần dẫn có định dạng hoàn chỉnh câu, không nên tạo một chỗ trống ở giữa hay ở bắt đầu của phần câu dẫn. - Tránh sự dài dòng trong phần dẫn - Nên trình bày phần dẫn ở thể khẳng định - Phần dẫn phải phù hợp với mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) theo ma trận đề quy định. * Về phương án lựa chọn - Phương án đúng của câu hỏi này phải độc lập với phương án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra. - Mỗi câu hỏi chỉ có một phương án đúng, chính xác nhất; - Các phương án lựa chọn nên đồng nhất về mặt hình thức (độ dài, từ ngữ,) - Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật ngữ nhiều lần trong câu hỏi. - Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”. - Nên viết các phương án nhiễu ở thể khẳng định; Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức; - Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh ... 2.3. Xây dựng đề kiểm tra cuối kì II toán 11 2.3.1. Xây dựng ma trân đề - Mục đích kiểm tra: Đánh giá chất lượng học kì II của HS lớp 11. - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm (50 câu); Thời gian: 90 phút - Xây dựng ma trận đề 6 2.3.2. Xây dựng bản đặc tả đề kiểm tra BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: Toán – Lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút Số câu hỏi theo mức Tổng Đơn vị kiến TT NDKT Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá độ nhận thức thức NB TH VDT VDC Nhận biết: Tìm được số hạng cụ thể khi biết số hạng tổng quát 2 2 1.1. Dãy số của dãy số. (Câu 1) - Xét tính tăng giảm của dãy số cụ thể. (Câu 3) Nhận biết: Nhận biết dãy số nào là cấp số cộng. (Câu 4) 1 2 1 4 1.2. Cấp số Thông hiểu: Xác định được công sai của cấp số cộng khi biết Dãy số - Cấp cộng hai số hạng liền kề. (Câu 31); Tìm được số hạng thứ k của cấp 1 số cộng – số cộng khi biết số hạng đầu và công sai của cấp số đó. (Câu 34) Cấp số nhân Vận dụng thấp: Biết số hạng bất kì của CSC tìm số thứ tự. (Câu 37) Nhận biết: Nhận biết CT số hạng tổng quát của CSN. (Câu 6) 1 1 1 1 4 1.3. Cấp số Thông hiểu: Xác định công bội của CSN khi biết hai số hạng nhân liền kề. (Câu 32) Vận dụng thấp: Tìm x để 3 số tạo thành cấp số nhân.(Câu 39) Vận dụng cao: Áp dụng các bài toán thực tế. (Câu 49) Nhận biết: Nhớ một số giới hạn đặc biệt.(Câu 7) 2 1 1 3 2.1. Giới hạn Nhớ một số định lí về giới hạn hữu hạn của dãy số. (Câu 8) 2 Giới hạn của dãy số Thông hiểu: Tính giới hạn dãy số dạng đơn giản. (Câu 33) Vận dụng thấp: Tính giới hạn của dãy số chứa căn bậc hai. (Câu 40) Nhận biết: Giới hạn của các hàm số cơ bản. (Câu 10) 2 3 1 6 2.2. Giới hạn Nhớ quy tắc tính giới hạn tại vô cực. (Câu 11) của hàm số Thông hiểu: Tính giới hạn tại một điểm của hàm đa thức (Câu 8 4.1. Vectơ Nhận biết: Biết được quy tắc hình hộp để cộng vectơ trong 1 1 trong không không gian. (Câu 2) gian 4.2. Hai đường Nhận biết: Nhớ được định nghĩa hai đường thẳng vuông góc 1 1 2 thẳng vuông trong không gian. (Câu 5) Véc tơ trong góc Thông hiểu: Xác định góc giữa hai đường thẳng. (Câu 25) 4 không gian. 4.3. Đường Nhận biết: Nắm được định nghĩa, điều kiện để đường vuông 2 1 2 5 Quan hệ thẳng vuông góc với mặt; tính chất của đường thẳng vuông góc với mặt vuông góc góc với mặt phẳng. (Câu 9); Nhớ được tính chất của đường thẳng vuông góc phẳng với mặt phẳng.(Câu 20) Thông hiểu: Xác định được đường thẳng vuông góc với mặt phẳng trong bài hình đơn giản. (Câu 22) Vận dụng thấp: Xác định góc tạo bởi đường thẳng và mặt phẳng.(Câu 38); Chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. (Câu 41) 4.4. Hai mặt Nhận biết: Nhận biết hình chóp tứ giác đều (Câu 12) 1 1 1 1 4 phẳng vuông Thông hiểu: Xác định được góc giữa hai mặt phẳng trong một góc số bài toán đơn giản.; Biết chứng minh hai mặt phẳng vuông góc trong một số bài toán đơn giản. (Câu 30) Vận dụng thấp: Xác định góc tạo bởi mặt bên và mặt đáy(Câu 45) Vận dụng cao: Tìm điều kiện để hai mặt phẳng vuông góc.(Câu 46) Nhận biết: Nhận biết được khoảng cách từ một điểm đến một 1 1 1 3 mặt phẳng. (Câu 16) 4.5. Khoảng Thông hiểu: Tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng cách (Câu 26) Vận dụng cao: Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau. (Câu 50) 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_de_kiem_tra_danh_gia_dinh_ki.docx