Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức Hóa học lớp 11 vào đời sống theo tiếp cận PISA
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức Hóa học lớp 11 vào đời sống theo tiếp cận PISA", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức Hóa học lớp 11 vào đời sống theo tiếp cận PISA
SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT C NGHĨA HƯNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC LỚP 11 VÀO ĐỜI SỐNG THEO TIẾP CẬN PISA Lĩnh vực(mã)/cấp học: Hóa học(05)/THPT Tác giả: TRỊNH THỊ XUÂN Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sư phạm Hóa học Chức vụ: Giáo viên Hóa học Đơn vị công tác: Trường THPT C Nghĩa Hưng Nam Định, ngày 25 tháng 10 năm 2020 1 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Trong tiến trình thực hiện công cuộc cải cách giáo dục ở nước ta, việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, hội nhập giáo dục khu vực và thế giới là chủ đề được bàn luận rộng rãi trên các diễn đàn khoa học, là vấn đề trọng tâm của toàn ngành giáo dục. Nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, nghị quyết quan trọng của Đảng và nhà nước đặt ra chính là định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Với giải pháp quan trọng là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc, tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực, chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng. Hiện nay, giáo dục nước ta vẫn còn mang tính hàn lâm, chưa thực sự đào tạo ra người lao động đáp ứng yêu cầu của thế kỉ XXI. Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh (HS) những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở HS tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kỹ năng thực hành áp dụng, tức là đào tạo những người lao động không chỉ có kiến thức mà phải có năng lực hành động, kỹ năng thực hành. Phân môn hóa học trong trường trung học phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành của hóa học. Học hóa là để hiểu, để giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hóa của các chất bằng các phương trình phản ứng hóa học Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Hóa học góp phần giải tỏa, xóa bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, 3 năng lực vận dụng các kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Điều này dẫn đến việc không phát huy hết năng lực của học sinh trong quá trình học tập bộ môn, làm chất lượng dạy học không cao. Bên cạnh đó, việc ít có hứng thú và tiếp thu bài học trong môn Hóa học nguyên nhân một phần cũng là do giáo viên không tạo được sự hấp dẫn và gắn kiến thức với thực tiễn trong mỗi bài dạy và bài tập của mình, khiến học sinh cảm thấy nhàm chán và dành ít tình cảm, đam mê cho bộ môn này. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra - đánh giá trong nhà trường phổ thông sau năm 2015 Ngày 4/11/2013, tại Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI (nghị quyết số 29-NQ/TW) đã ban hành nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong đó có nhiều vấn đề được đề cập liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông sau năm 2015. Nghị quyết đã đánh giá tình hình và nêu rõ nguyên nhân về những bất cập và yếu kém trong giáo dục. Đó là chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo, còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động, chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất. Đồng thời nghị quyết cũng đưa ra định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thứ nhất, giáo dục và đào tạo phải là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá 5 dục cũng được chú trọng. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Đổi mới phương thức kiểm tra và đánh giá ở các cấp học sao cho đánh giá đúng năng lực HS, chú ý đến khả năng HS đáp ứng được yêu cầu của xã hội, không coi trọng về bằng cấp đào tạo. 2.2. Tìm hiểu về chương trình đánh giá HS quốc tế PISA a. Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh quốc tế Pisa * PISA là gì? PISA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for International Student Assessment – Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” do OECD (viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Organization for Economic Co-operation and Development” – Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) khởi xướng và chỉ đạo, nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả – chất lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước tham gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông. PISA được thực hiện theo chu kì 3 năm một lần (bắt đầu từ năm 2000) với đối tượng học sinh trong độ tuổi PISA (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng). * Mục đích của PISA Với mục tiêu tổng quát là kiểm tra xem, khi kết thúc độ tuổi PISA, HS đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào. Ngoài ra, PISA còn hướng tới: – Xem xét đánh giá các mức độ năng lực đạt được ở các lĩnh vực Đọc hiểu, lĩnh vực Toán học và lĩnh vực Khoa học của HS ở lứa tuổi 15. – Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của HS. – Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy – học tập có ảnh hưởng dến kết quả học tập của HS. * Đặc điểm của PISA 7 + Năng lực đọc hiểu phổ thông(Reading literacy) Là năng lực hiểu, sử dụng và phản hồi lại ý kiến của một cá nhân sau khi đọc một văn bản. Biết đọc là một nhân tố quan trọng trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức, kỹ năng và chiến lược của mỗi cá nhân trong học tập và suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các tình huống khác nhau cũng như trong mối quan hệ với người xung quanh. Đánh giá đọc hiểu PISA được xây dựng trên ba đặc tính chủ yếu: văn bản, khía cạnh và tình huống. Các cấp độ về năng lực Đọc hiểu trong PISA thể hiện qua các nhiệm vụ yêu cầu người đọc: – Cấp độ 1: Xác định vị trí của một mảng thông tin hay vị trí của một hoặc nhiều mảng độc lập của thông tin được quy định rõ ràng. – Cấp độ 2: Xác định vị trí của một hoặc nhiều hơn các mảng thông tin, có thể cần phải được suy luận và đáp ứng một số điều kiện. – Cấp độ 3: Xác định, và một số trường hợp nhận ra được mối quan hệ giữa một số các thông tin phải đáp ứng nhiều điều kiện. – Cấp độ 4: Xác định vị trí và tổ chức những mảng thông tin đính kèm. – Cấp độ 5: Xác định vị trí và tổ chức những mảng thông tin đính kèm, suy luận thông tin trong văn bản có liên quan. – Cấp độ 6: Thực hiện nhiều suy luận, so sánh và tương phản các nội dung một cách chi tiết và chính xác. + Năng lực toán học phổ thông(Mathematical literacy) Là năng lực của một cá nhân để nhận biết và hiểu về vai trò của toán học trong thế giới, biết dựa vào toán học để đưa ra những suy đoán có nền tảng vững chắc. Đó chính là năng lực phân tích, lập luận và truyền đạt ý tưởng (trao đổi thông tin) một cách hiệu quả thông qua việc đặt ra, hình thành và giải quyết vấn đề toán học trong các tình huống và hoàn cảnh khác nhau. Các cấp độ về năng lực Toán học trong PISA: – Cấp độ 1: Ghi nhớ, tái hiện. – Cấp độ 2: Kết nối, tích hợp. – Cấp độ 3: Khái quát hóa, toán học hóa. +Năng lực khoa học phổ thông(Science literacy) 9 HS trong độ tuổi 15, đang theo học ở chương trình phổ thông và giáo dục thường xuyên. Đây là độ tuổi được coi là kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. 2.3. Nguyên tắc xây dựng các bài tập Hóa học theo định hướng PISA Để xây dựng các bài tập Hóa học theo định hướng PISA cần có các nguyên tắc xây dựng cụ thể, để từ đó mỗi GV có được cơ sở xây dựng được các bài tập phù hợp nhất, đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Các nguyên tắc để xây dựng thành công các bài tập Địa lí theo định hướng PISA như sau: - Đảm bảo hệ thống các nguyên tắc dạy học sư phạm: thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học, đảm bảo thống nhất giữa lí luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự trong dạy học, đảm bảo tính vững chắc của tri thức và sự phát triển năng lực nhận thức của HS - Nội dung bài tập phải ngắn gọn, súc tích, không quá nặng về tính toán mà cần chú ý tập trung vào rèn luyện và phát triển các năng lực nhận thức, tư duy Hóa học và hành động cho HS. - Đặc biệt GV phải chú trọng các vấn đề trong thực tiễn đời sống của cá nhân HS, của cộng đồng, của xã hội...liên quan đến nội dung học tập, có liên hệ với thực tiễn như thế nào để tìm hiểu và xây dựng thành các bài tập Hóa học. - Đa dạng hóa các hình thức câu hỏi, bài tập, như: sử dụng sơ đồ, văn bản, hình ảnh, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi tự luận ngắn, câu hỏi mở ... 2.4. Xây dựng chủ đề “Xây dựng hệ thống bài tập đánhgiá năng lực vận dụng kiến thức hóa học lớp 11 vào đời sống theo tiếp cận PISA” 1, Chương I: Sự điện li Câu 1: Tại sao nước không dẫn điện nhưng khi cho dây điện xuống nước ao, hồ, sông thì các sinh vật như cá tôm lại bị điện giật? Hướng dẫn đánh giá: Mức đầy đủ: - Nước nguyên chất là chất điện li rất yếu nên không dẫn điện. 11 + - -4,17 HA ƒ H + A Ka = 10 Nồng độ ban đầu: 0,028M 0 0 Nồng độ cân bằng: (0,028 – x) x x 2 x 4,17 Ta có: Ka = 10 x = 0,00126 = H pH = -lg H = 0,028 x 2,9. Mức chưa đầy đủ: Tính được H+ nhưng không kết luận được giá trị pH. Không đạt: Trả lời khác hoặc không làm bài. Câu 5: Rau quả khô được bảo quản bằng khí SO 2 thường chứa một lượng nhỏ 2- 2- hợp chất có gốc SO 3 . Để xác định sự có mặt của các ion SO 3 trong rau quả, một học sinh ngâm một ít đậu trong nước. Sau một thời gian lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với dung dịch H2O2 (chất oxi hóa), sau đó cho tác dụng tiếp với dung dịch BaCl2 . Viết các phương trình ion rút gọn của các phản ứng đã xảy ra. Hướng dẫn đánh giá: Mức đầy đủ: 2- 2- SO3 + H2O2 SO4 + H2O; 2+ 2- Ba + SO4 BaSO4 Mức chưa đầy đủ: Chỉ trả lời đúng 1 trong 2 phương trình trên. Không đạt: Trả lời khác hoặc không làm bài. Chương 2: Nitơ – Photpho Nội dung 1: Nitơ và hợp chất của Nitơ Câu 1: Hãy giải thích câu ca dao: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên Hướng dẫn đánh giá: Mức đầy đủ: - Do trong không khí có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi. Khi có sấm chớp (tia lửa điện) thì: 2N2 + O2 → 2NO
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_he_thong_bai_tap_danh_gia_nan.docx