Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kế hoạch bài dạy Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người - Sinh học 11 nhằm phát huy phẩm chất, năng lực học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kế hoạch bài dạy Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người - Sinh học 11 nhằm phát huy phẩm chất, năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kế hoạch bài dạy Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người - Sinh học 11 nhằm phát huy phẩm chất, năng lực học sinh
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế đòi hỏi làm thế nào để học sinh có thể làm chủ kiến thức, vận dụng kiến thức kỹ năng để có thể giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống xung quanh ? Lựa chọn nội dung kiến thức, thông tin như thế nào để đáp ứng được điều đó? Và khi đã lựa chọn được những nội dung cần dạy thì làm thể nào để tổ chức tốt những hoạt động học tập để cho người học tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thứcvề các nội dung đó. Năm học 2022-2023, ngành Giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giáo dục và đào tạo. Ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học 2022-2023 là “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Bộ trưởng Bộ GDĐT yêu cầu toàn ngành Giáo dục tập trung thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó đặc biệt quan trọng phải kể đến là nguồn lao động có chất lượng cao, đó lại chính là sản phẩm đầu ra của ngành giáo dục và đào tạo. Theo đó, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo định hướng phát triển năng lực người học là một trong những nhiệm vụ cần thiết và quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Để học sinh học tập tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức trong giờ học thì đòi hỏi phải có sự tập trung và hứng thú. Đối tượng học sinh THPT ngày nay, với sự bùng nổ thông tin truyền thông, tâm lí lứa tuổi, việc tập trung gặp rất nhiều khó khăn. 1 2. Tên sáng kiến: “ Xây dựng kế hoạch bài dạy Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người - Sinh học 11 nhằm phát huy phẩm chất, năng lực học sinh”. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Dương Thị Vĩnh Thạch. - Địa chỉ: Trường THPT Kim Ngọc. - Số điện thoại: 0386850480 - Email: thachdu@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. Dương Thị Vĩnh Thạch. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được sử dụng trong giảng dạy, ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 4 năm 2021 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Nội dung của sáng kiến: 3 Trong dạy học hợp tác, giáo viên tổ chức cho học sinh thành những nhóm nhỏ để học sinh cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một thời gian nhất định. Trong nhóm, dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, học sinh kết hợp giữa làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau trong nhóm.. Những nhiệm vụ học tập giao cho học sinh cần phải khuyến khích sự phối hợp lẫn nhau và các học sinh phải đạt được mức độ thành thạo nhất định khi làm việc cùng nhau. Các nhiệm vụ này cũng giúp nâng cao mối quan hệ giữa các học sinh. Học sinh học cách chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau, phối hợp hoạt động theo nhóm nhỏ, giúp tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa. 2.1.2. Quy trình thực hiện Bước 1. Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp Trong thực tế dạy học, tổ chức học sinh học tập hợp tác là cần thiết, có hiệu quả khi: - Nhiệm vụ học tập tương đối cần nhiều thời gian để thực hiện. - Nhiệm vụ học tập có tính chất tưong đối khó khăn hoặc rất khó khăn. Và do đó cần huy động kinh nghiệm của nhiều học sinh, cần chia sẻ nhiệm vụ cho một số học sinh hoặc cần có ý kiến tranh luận, thảo luận để thống nhất một vấn đề có nhiều cách hiểu khác nhau hoặc có ý kiến đa dạng, phong phú... Với nội dung đơn giản, dễ dàng thì tổ chức học sinh học tập hợp tác sẽ lãng phí thời gian và không có hiệu quả. Có những bài học hoặc nhiệm vụ có thể thực hiện hoàn toàn theo nhóm. Tuy nhiên có những bài học/ nhiệm vụ thì chỉ có một phần sẽ thực hiện học theo nhóm. Do đó người giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm dạy học hợp tác để lựa chọn nội dung cho phù hợp. Bước 2. Thiết kế kế hoạch bài học để dạy học hợp tác Sau khi đã lựa chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp, bước tiếp theo là thiết kế các hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục tiêu của bài học/ nhiệm vụ. Giáo viên cần xác định cả bài học đều thực hiện theo nhóm hay đến một thời điểm nhất định mới tổ chức học nhóm. 5 hiện nhiệm vụ như nhau. Giáo viên cần nêu rõ thời gian thực hiện và yêu cầu rõ sản phẩm của mỗi nhóm. - Hướng dẫn hoạt động của nhóm học sinh : Nhóm trưởng điều khiển hoạt động nhóm: học sinh hoạt động cá nhân, theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận, thống nhất kết quả chung của nhóm, thư kí ghi kết quả của nhóm. Nhóm học sinh phân công đại diện trình bày kết quả trước lớp. - GV theo dõi, điều khiển, hướng dẫn học sinh hoạt động nếu cần. Khi học sinh hoạt động nhóm có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra, nhất là khi học sinh tiến hành thí nghiệm hoặc quan sát băng hình, giải quyết vấn đề Do đó giáo viên cần quan sát bao quát, đi tới các nhóm để hướng dẫn, hỗ trợ học sinh nếu cần. Nếu thảo luận của nhóm học sinh không đi vào trọng tâm hoặc tranh luận thiếu hợp tác thì giáo viên cũng cần có mặt để định hướng, điều chỉnh hoạt động của nhóm. - Tổ chức học sinh báo cáo kết quả và đánh giá: Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm sẽ hoàn thiện kết quả của nhóm và cử đại diện nhóm báo cáo kết quả chia sẻ kinh nghiệm với nhóm khác. Giáo viên yêu cầu học sinh lắng nghe, nhận xét, bổ sung và hoàn thiện. Nếu giáo viên không quán triệt từ đầu, nhiều học sinh không chú ý lắng nghe kết quả của nhóm bạn gây mất trật tự thì sẽ mất khả năng chia sẻ kinh nghiệm trong học tập hợp tác, làm giảm hiệu quả hợp tác. Giáo viên hướng dẫn học sinh lắng nghe và phản hồi tích cực để mỗi học sinh sẽ thấy được những kết quả tốt cần học tập và những hạn chế cần chia sẻ để hoàn thiện tốt hơn. - GV nhận xét đánh giá và chốt lại kiến thức cần lĩnh hội : Sau khi học sinh báo cáo và tự đánh giá, giáo viên có thể nêu vấn đề cho học sinh giải quyết để làm sâu sắc kiến thức hoặc củng cố kĩ năng. Nếu học sinh đã làm đúng và đầy đủ nhiệm vụ được giao thì giáo viên nêu tóm tắt kiến thức cơ bản nhất, tránh tình trạng giáo viên lại nêu lại toàn bộ các vấn đề học sinh đã trình bày làm mất thời gian. 2.2. Phương pháp trò chơi học tập. 2.2.1. Khái quát. Trò chơi là một loại hình hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với mọi người. Ở nhiều góc độ khác nhau trò chơi được định nghĩa riêng, có thể trò chơi là một hoạt động tự nhiên cần thiết thoả mãn nhu cầu giải trí của con người hay là một phương pháp thực hành hiệu nghiệm đối với việc hình thành nhân cách và trí lực 7 được chọn. Nên thiết kế trên một trang màn hình. Cần thiết lập hiệu ứng thời gian, chuông đồng hồ, chấm điểm để trò chơi thêm sinh động, gay cấn và hấp dẫn hơn - Bước 5: Tổ chức trò chơi. - Bước 6: Tổng kết và rút kinh nghiệm. 2.3. Kỹ thuật các mảnh ghép. 2.3.1. Khái quát. Kỹ thuật các mảnh ghép là kỹ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm, nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác. Kỹ thuật mảnh ghép có tác dụng kích thích tư duy sáng tạo và chủ động, phát huy sự năng động của học sinh, đồng thời rèn luyện cho học sinh tinh thần làm việc cá nhân, làm việc tập thể, kỹ năng trình bày kiến thức trước nhóm. 2.3.2. Quy trình thực hiện Vòng 1: Nhóm chuyên gia Lớp học sẽ chia thành các nhóm với những nhiệm vụ học tập khác nhau. Nhóm 1: Nhiệm vụ A Nhóm 2: Nhiệm vụ B Nhóm 3: Nhiệm vụ C. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại ý kiến của mình. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều được trả lời tất cả các câu hỏi được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2. Vòng 2: Nhóm mảnh ghép. Hình thành nhóm mới bao gồm các thành viên của cả ba nhóm. 9 Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai. Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng.. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải. Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn. 4. Năng lực Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kỉ xảo và kinh nghiệm, cũng như sự sẵn sàng hành động. Năng lực không phải là một thuộc tính đơn nhất. Đó là một tổng thể của nhiều yếu tố có liên hệ tác động qua lại và hai đặc điểm phân biệt cơ bản của năng lực là: tính vận dụng; tính có thể chuyển đổi và phát triển. Đó cũng chính là các mục tiêu mà dạy và học tích cực muốn hướng tới. 4.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 4.2. Năng lực đặc thù môn sinh học. - Năng lực nhận thức kiến thức khoa học môn sinh học. - Năng lực nghiên cứu khoa học. - Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm. - Năng lực tìm hiểu thế giới sống. 11 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Định hướng đổi mới trong dạy học môn Sinh học nói riêng và các môn học khác không chỉ đơn thuần là cung cấp các kiến thức cho học sinh mà phải phát triển kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm vận dụng môn Sinh học vào giải quyết vấn đề thực tiễn. Bắt nguồn từ định hướng đó đòi hởi giáo viên phải có khả năng thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập, lựa chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp với trường mình giảng dạy với đối tượng học sinh, với từng kiểu bài để học sinh tích cực, chủ động tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập, tăng cường các hoạt động thực hành, trải nghiệm cho học sinh. Thực tế việc tổ chức hoạt động dạy học tích cực cho học sinh còn rất nhiều hạn chế, nếu có tổ chức thì sẽ khô khan gây ra sự nhàm chán cho học sinh và không phát huy được vai trò , tác dụng vốn có của nó trong đổi mới giáo dục. Điều này cũng là lý do làm cho học sinh sẽ học theo kiểu chống đối, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, điều đó dẫn đến kết quả học tập không cao. Để bài học sinh động hơn, phát huy được tính tích cực và gây hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, chủ động chứ không phải theo kiểu thụ động, chống đối. Qua đó học sinh sẽ giải quyết ván đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế. Qua phiếu khảo sát điều tra tôi thu được kết quả như sau. PHIẾU KHẢO SÁT MÔN SINH HỌC KHỐI 11. 1. Em có yêu thích môn Sinh học không? Bình Rất thích 16 Thích 40 78 Không thích 24 thường Em nghĩ môn Sinh có khó không Bình Rất khó 23 khó 43 74 không khó 16 thường 3. Nguyên nhân em chưa học tốt môn Sinh là do đâu? Kiến thức cơ bản chưa thực sự tốt 48 Kiến thức môn Sinh khô khan không hấp dẫn 56 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_ke_hoach_bai_day_dieu_khien_s.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kế hoạch bài dạy Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạc.pdf