Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số tình huống có vấn đề nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ lớp 11 và 12

docx 59 trang sk11 10/06/2024 1070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số tình huống có vấn đề nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ lớp 11 và 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số tình huống có vấn đề nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ lớp 11 và 12

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số tình huống có vấn đề nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ lớp 11 và 12
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
 “XÂY DỰNG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ NHẰM 
 HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11 VÀ 12”
 LĨNH VỰC: CÔNG NGHỆ
 Năm học: 2021 - 2022 BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TT Ký hiệu viết tắt Nội dung
 1 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
 2 THPT Trung học phổ thông
 3 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
 4 ĐC Đối chứng
 5 TN Thực nghiệm
 6 LĐC Lớp đối chứng
 7 LTN Lớp thực nghiệm
 8 GV Giáo viên
 9 HS Học sinh
10 PPDH Phương pháp dạy học
11 NXB ĐHSP Nhà xuất bản Đại học sư phạm
12 TT-BGDĐT Thông tư – Bộ Giáo Dục Đào Tạo
 3 3. Đánh giá hiệu quả của việc vận dụng một số tình huống có vấn đề trong 
dạy học môn công nghệ 11 và 12 bằng phiếu khảo sát ...........................................33
 4. Một số sản phẩm thu được của HS thông qua dạy học tình huống có vấn đề
 ..................................................................................................................... 35
 PHẦN III . KẾT LUẬN
 1. Ý nghĩa của đề tài và bài học kinh nghiệm .................................................37
 2. Hướng phát triển:.........................................................................................38
 3. Kiến nghị .....................................................................................................38
 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................39
 5 “Xây dựng một số tình huống có vấn đề nhằm phát triển phẩm chất, năng lực 
 cho học sinh trong dạy học môn công nghệ lớp 11 và 12”
 Trong quá trình dạy học, giáo viên phải huy động, khai thác tối đa năng lực tư 
duy cho hs, tạo cơ hội động viên, khuyến khích hs bày tỏ quan điểm ý kiến của 
mình về ván đề đang học.Để làm được điều đó ngoài các phương pháp: Đàm thoại, 
vấn đáp, thảo luận nhóm,..thì việc xây dựng tình huống có vấn đề sẽ kích thích sự 
hứng thú, phát huy tính tích cực của hs, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học 
tập.
 Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng một số tình 
huống có vấn đề nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong dạy 
học môn công nghệ lớp 11 và 12” với mong muốn kết quả nghiên cứu của đề tài 
sẽ giúp thầy cô và các em học sinh trong việc nghiên cứu và tiếp cận với kiến thức 
mới đạt hiệu quả hơn.
 2. Tính mới của đề tài
 Đề tài tôi nghiên cứu tương đối mới mẻ, khai thác được các tình huống trong 
đó có một số tình huống chứa đựng mâu thuẫn, dẫn lối cho hs mong muốn đi tìm 
hiểu để giải quyết mâu thuẫn đó. Đây là một trong những phương pháp dạy học 
tích cực.
 Hơn nữa đề tài tôi nghiên cứu chưa có giáo viên môn công nghệ nào ở Huyện 
Quỳnh Lưu thực hiện, với điều kiện thuận lợi trong và ngoài nhà trường tôi mạnh 
dạn nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn công nghệ 
công nghiệp, của nhà trường và một phần nhỏ đóng góp cho nền giáo dục nước 
nhà.
 3. Mục đích nghiên cứu
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, xây dựng một số tình huống có 
vấn đề vào dạy học môn Công nghệ 11 và 12 tại trường thpt Quỳnh Lưu X nhằm 
hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Góp phần nâng cao chất 
lượng dạy và học, rèn luyện kĩ năng phát hiện, giải quyết vấn đề cho người học.
 4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
 * Đối tượng nghiên cứu: Một số tình huống có vấn đề trong dạy học môn 
công nghệ lớp 11 và 12.
 * Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Công Nghệ 11 và 12 ở 
trường THPT.
 * Phạm vi nghiên cứu:
 - Nội dung: Nghiên cứu một số tình huống có vấn đề trong dạy học môn công 
nghệ lớp 11 và 12.
 - Địa bàn thực nghiệm sư phạm: Trường THPT Quỳnh Lưu X, Huyện Quỳnh 
Lưu, tỉnh Nghệ An.
 2 “Xây dựng một số tình huống có vấn đề nhằm phát triển phẩm chất, năng lực 
 cho học sinh trong dạy học môn công nghệ lớp 11 và 12”
 Nghiên cứu lí luận 
 dạy học tình huống có 
 Tập hợp lý thuyết và số liệu 
 vấn đề
 thực tế.
 Tháng10,11,12 Khảo sát cơ sở thực 
 2 Xử lý số liệu khảo sát được.
 /2021 tiễn, tổng hợp số liệu .
 Tổng hợp ý kiến của đồng 
 Trao đổi với đồng 
 nghiệp.
 nghiệp và đề xuất sáng 
 kiến kinh nghiệm.
 Kiểm tra trước thực 
 nghiệm. Tổng hợp và xử lý kết quả thử 
 3 Tháng1/2022 Áp dụng thực nghiệm: nghiệm đề tài, đưa ra những 
 Dạythử, kiểm tra nhận xét chính xác
 thường xuyên.
 Viết sơ lược sáng kiến. Bản thảo sáng kiến.
 4 Tháng 2/2022 Xin ý kiến của đồng Tập hợp đóng góp của đồng 
 nghiệp. nghiệp
 - Hoàn thành sáng kiến 
 kinh nghiệm
 - Sáng kiến kinh nghiệm chính 
 Tháng 3 đến 
 5 - Chỉnh sửa, bổ sung thức chấm cấp trường
 17/4/2022 sáng kiến kinh nghiệm 
 - Hoàn thành sáng kiến nộp Sở
 sau khi chấm cấp 
 trường
 9. Đóng góp đề tài
 Đây là đề tài đầu tiên của của huyện Quỳnh Lưu với nội dung xây dựng tình 
huống có vấn đề dạy học trong môn công nghệ lớp11và 12.
 - Hoàn thiện cơ sở lí luận về dạy học tình huống có vấn đề.
 - Đánh giá đúng thực trạng việc vận dụng tình huống có vấn đề trong dạy học 
môn công nghệ 11 và 12 của trường nơi công tác nói riêng và địa bàn nói chung.
 - Xây dựng được một số tình huống có vấn đề trong dạy học môn công nghệ 
lớp 11 và 12.
 - Ý nghĩa đề tài: phát triển phẩm chất và năng lực người học, góp phần nâng 
cao chất lượng dạy học môn Công nghệ.
 10. Cấu trúc đề tài
 Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu 
tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương như sau:
 4 “Xây dựng một số tình huống có vấn đề nhằm phát triển phẩm chất, năng lực 
 cho học sinh trong dạy học môn công nghệ lớp 11 và 12”
 PHẦN 2: NỘI DUNG
 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn việc xây dựng một số tình huống có 
vấn đề nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong 
dạy học môn công nghệ lớp 11 và 12.
 1. Cơ sở lí luận
 1.1. Tình huống có vấn đề.
 1.1.1. Những cơ sở khoa học của dạy học nêu vấn đề
 a. Cơ sở triết học
 Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng thì mâu thuẫn là động lực 
của sự phát triển. Như vậy để tạo ra động lực nhận thức ở HS thì phải tạo ra mâu 
thuẫn nhận thức ở các em, mâu thuẫn giữa yêu cầu của nhiệm vụ nhận thức với 
kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của HS. Nhà tâm lí học người Nga, Ddanhilop đã 
nhấn mạnh: “Động lực của quá trình học tập là mâu thuẫn giữa nhiệm vụ nhận thức 
đặt ra trong quá trình dạy học với trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và trình độ 
phát triển trí tuệ của HS”. Tuy nhiên không phải có những mâu thuẫn nảy sinh là 
có động lực của quá trình dạy học. Mâu thuẫn chỉ trở thành động lực khi HS ý thức 
được đầy đủ những yêu cầu, nhiệm vụ học tập, khi mâu thuẫn nảy sinh vừa sức 
giải quyết của HS và khi mâu thuẫn nảy sinh tất yếu do tiến trình dạy học tạo ra.
 b. Cơ sở tâm lí học
 Tư duy nhằm mục đích nhận thức thế giới. Quá trình tư duy là quá trình xác 
lập những liên hệ giữa các tri thức về thực tại và xây dựng những tri thức 
mới.Theo các nhà tâm lí học, con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi nảy sinh 
nhu cầu tư duy, nghĩa là khi đứng trước một khó khăn về nhận thức cần phải khắc 
phục trong bất kì dạng hoạt động nào. Khó khăn này người ta gọi là tình huống có 
vấn đề. Nhà tâm lí học người Nga X.L. Rubinstein khẳng định “tư duy thường bắt 
đầu một vấn đề hay một câu hỏi, tự sự ngạc nhiên hay thắc mắc, từ sự mâu 
thuẫn”Tình huống có vấn đề như vậy sẽ có tác dụng lôi cuốn cá nhân vào quá 
trình tư duy.
 1.1.2. Bản chất dạy học nêu vấn đề
 Có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của dạy học nêu vấn đề
 Theo Lecner, bản chất của dạy học nêu vấn đề là HS dưới sự chỉ đạo của GV 
tham gia giải quyết những vấn đề mới về nhận thức và thực tiễn trong hệ thống xác 
định phù hợp với mục đích giáo dục, giáo dưỡng và phát triển của quá trình dạy 
học.
 Okon cho rằng, dạy học nêu vấn đề là toàn bộ những hoạt động như tổ chức 
tình huống có vấn đề, biểu đạt vấn đề và chỉ ra cho HS sự giúp đỡ cần thiết khi giải
 6 “Xây dựng một số tình huống có vấn đề nhằm phát triển phẩm chất, năng lực 
 cho học sinh trong dạy học môn công nghệ lớp 11 và 12”
 Như vậy tình huống có vấn đề là một khó khăn về lý luận hoặc thực tiễn được 
chr thể ý thức rõ ràng và họ thấy cần thiết, có khả năng vượt qua, nhưng không 
phải là ngay tức khắc mà phải trải qua một quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động 
để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.
 1.2. Phân loại tình huống có vấn đề.
 Các tình huống có vấn đề rất đa dạng và phong phú, do vậy cần thiết phải 
phân tích phân loại tình huống dựa theo một đặc điểm chung nào đó là điều có ý 
nghĩa hết sức quan trọng cả về lí luận và thực tiễn. Tiêu chuẩn cơ bản để phân loại 
là những mâu thuẫn trong khái niệm, tri thức, kỹ năng của người học để giải quyết 
tình huống. Qua thực nghiệm T.V. Kudriasep đã phân thành 6 loại tình huống sau:
 * Tình huống có vấn đề xuất hiện khi có mâu thuẫn giữa hệ thống tri thức đã 
thu nhận được và những yêu cầu mới xuất hiện trong quá trình giải bài toán.
 - Đó là mâu thuẫn giữa tri thức cũ đã thu nhận được và những sự kiện được 
tìm thấy trong quá trình giải bài toán.
 - Mâu thuẫn giữa một loại tri thức ở các mức độ cao, thấp khác nhau.
 - Mâu thuẫn giữa những tri thức khoa học và tri thức trong cuộc sống và hoạt 
động thực tiễn.
 * Tình huống có vấn đề xuất hiện khi phải lựa chọn trong số những tri thức đã 
có với một hệ thống duy nhất cần thiết để giải quyết vấn đề. Tình huống này không 
chỉ xuất hiện trong quá trình học tập mà nó còn mang nhiều đặc trưng của thực tiễn 
và sản xuất.
 * Tình huống liên uan tới việc áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã có vào 
điều kiện thực tế mới để giải quyết vấn đề.
 * Tình huống liên quan đến mâu thuẫn giữa việc có thể giải được bài toán về 
mặt lý thuyết nhưng lại không giải quyết được vấn đề trong thực tiễn, hoặc là tình 
huống có liên quan tới mẫu thuẫn giữa kết quả đạt được trong thực tiễn nhưng lại 
thiếu căn cứ lý luận.
 * Tình huống liên quan đến mâu thuẫn về tính chất “tĩnh” của sơ đồ và sự cần 
thiết đọc sơ đồ trong trạng thái “động” của nó.
 Theo phân loại này, bốn tình huống đầu có liên quan tới mọi nội dung môn 
học, hai tình huống sau có liên quan tới môn kỹ thuật công nghiệp có sử dụng hình 
ảnh, biểu đồ, sơ đồ.
 1.3. Thuận lợi và khó khăn khi xây dựng tình huống có vấn đề.
 1.3.1. Thuận lợi
 Những thuận lợi trong việc xây dựng một số tình huống có vấn đề phù hợp đó
là:
 8

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_mot_so_tinh_huong_co_van_de_n.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số tình huống có vấn đề nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho h.pdf