SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các loại hình liên kết đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm GDTX tỉnh, góp phần thực hiện có hiệu quả Kế hoạch xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013-2020 tỉnh Vĩnh Phúc

docx 23 trang sk11 25/08/2024 870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các loại hình liên kết đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm GDTX tỉnh, góp phần thực hiện có hiệu quả Kế hoạch xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013-2020 tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các loại hình liên kết đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm GDTX tỉnh, góp phần thực hiện có hiệu quả Kế hoạch xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013-2020 tỉnh Vĩnh Phúc

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các loại hình liên kết đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm GDTX tỉnh, góp phần thực hiện có hiệu quả Kế hoạch xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013-2020 tỉnh Vĩnh Phúc
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH
 B¸o c¸o kÕt qu¶
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG s¸ng kiÕn
 Tên sáng kiến:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC LOẠI HÌNH LIÊN 
KẾT ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG 
 XUYÊN TỈNH, GÓP PHẦN THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ KẾ HOẠCH 
 XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP GIAI ĐOẠN 2013-2020 TỈNH VĨNH 
 PHÚC ”
 Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THỊ HIỀN
 Mã sáng kiến: 40.68.01 hoạch số 6023/KH-UBND ngày 21/10/2013 xề xây dựng xã hội học tập giai đoạn 
2013 – 2020 tỉnh Vĩnh Phúc xác định rõ mục tiêu “tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi 
để mọi người dân, cán bộ, công chức tỉnh Vĩnh Phúc ở các lứa tuổi, mọi trình độ đều 
có ý thức, mong mốn và được đáp ứng để học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời ở 
mọi nơi, mọi lúc phù hợp với nhu cầu, điều kiện và hoàn cảnh của từng cá nhân”. 
 Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Quyết 
định số 01/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào 
tạo (GD&ĐT) ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường 
xuyên và nhiệm vụ do UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 
giao, đó là: tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người 
học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi 
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: chương trình bồi dưỡng 
ngoại ngữ, tin học; ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình 
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng 
nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức 
công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương; 
chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông; liên kết đào tạo với 
các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đào tạo và cấp bằng đại 
học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, 
xác định nội dung học tập, đề xuất với Sở Giáo dục và đào tạo, với UBND Tỉnh 
việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng; 
nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất 
lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên...Từ khi Trung 
tâm được thành lập cho đến nay, trung tâm luôn thực hiện và hoàn thành, hoàn 
thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao. 
 Thực hiện các chương trình liên kết đào tạo, bồi dưỡng là nhiệm vụ trọng 
tâm của Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc. Trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ này 
đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong quá trình 
phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, Đảng, Nhà nước đã khẳng định con người 
vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Phát triển giáo dục và 
đào tạo là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng con người. Nghị quyết Đại 
hội XI của Đảng chỉ rõ: Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự 
phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cũng đã 
khẳng định: Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân 
lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền 
 2 Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi lựa chọn 
sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các loại 
hình liên kết đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm GDTX tỉnh, góp phần thực hiện 
có hiệu quả Kế hoạch xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013-2020 tỉnh Vĩnh 
Phúc”. Vì thế, sáng kiến có ý nghĩa thiết thực với công việc của một cán bộ quản 
lý tại Trung tâm GDTX Tỉnh, với mục đích nâng cao hiệu quả việc tổ chức các 
chương trình liên kết đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm.
2. Tên sáng kiến: 
 “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các loại hình liên kết đào tạo, bồi 
dưỡng tại Trung tâm GDTX tỉnh, góp phần thực hiện có hiệu quả Kế hoạch xây 
dựng xã hội học tập giai đoạn 2013-2020 tỉnh Vĩnh Phúc”. 
3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: NGUYỄN THỊ HIỀN
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc
 - Số điện thoại: 0987493738 
 - Email: nguyenthihien.gdtxtinh@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 
 Tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hiền
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Quản lý và nâng cao chất lượng các chương trình liên kết đào tạo, bồi dưỡng 
tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần thực hiện có hiệu quả Kế hoạch xây 
dựng xã hội học tập của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020.
6. Sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 
 Bắt đầu áp dụng từ năm học 2017- 2018.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1.Về nội dung của sáng kiến: 
 Xuất phát từ thực tiễn công tác liên kết đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm 
GDTX tỉnh Vĩnh Phúc những năm qua và Kế hoạch xây dựng xã hội học tập giai 
đoạn 2013-2020 của tỉnh Vĩnh Phúc. Qua khảo sát thực tế, căn cứ vào nhu cầu 
học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng 
 4 thị, xã, phường, thị trấn, nhà trường, đơn vị, doanh nghiệp và đáp ứng được nhu 
cầu học tập của người học.
 Trong kế hoạch cần phải cụ thể đối với từng loại hình, ngành nghề, chương 
trình đào tạo và phải đa dạng hóa các loại hình, ngành nghề, trình độ đào tạo; kết 
hợp đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, đào tạo E-learning; từ dài hạn tới 
trung hạn và ngắn hạn; từ văn bằng 1 đến văn bằng 2 và các chương trình bồi 
dưỡng năng lực tin học, ngoại ngữ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công 
nghệđáp ứng nhu cầu học tập đa dạng, phong phú của nhân dân với phương 
châm “người học cần gì, nhà trường có nấy” (có phụ lục đính kèm). 
 Sau khi xây dựng, kế hoạch cần được quán triệt, triển khai thực hiện đến toàn 
thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Kế hoạch cần xác định rõ mỗi 
mảng công việc đều có các phòng chuyên môn chịu trách nhiệm chính. Chằng hạn 
mảng liên kết đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, bộ phận 
chịu trách nhiệm chính (đầu mối) là phòng Quản lý đào tạo; tổ chức các chương trình 
bồi dưỡng ngắn hạn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng 
đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, người 
lao độngdo phòng Bồi dưỡng nâng cao trình độ chịu trách nhiệm chính (đầu mối); 
tổ chức các lớp tin học, ngoại ngữ, kiểm tra cấp chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ do 
phòng Tin học- Ngoại ngữ chịu trách nhiệm chính (đầu mối), còn các phòng, ban 
khác có trách nhiệm phối hợp tuyển sinh và tham gia quản lý khi các lớp thực hiện 
chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
 7.1.2. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, 
nhân viên trong đơn vị về công tác liên kết đào tạo, bồi dưỡng
 Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, 
giáo viên, nhân viên trong đơn vị về công tác liên kết đào tạo, bồi dưỡng tại Trung 
tâm GDTX Tỉnh. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, là vấn đề sống còn của nhà trường. 
Giải pháp này giúp cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên thấy rõ được trách 
nhiệm của mình trong công tác khai thác nguồn tuyển sinh mở lớp đào tạo, bồi 
dưỡng coi đó là công việc chung của tất cả mọi người trong đơn vị. Nó gắn liền với 
quyền lợi và nghĩa vụ mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên. Để các chương trình liên 
kết đào tạo, bồi dưỡng thực sự có hiệu quả chỉ khi mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên 
nhận thức một cách đầy đủ về trách nhiệm của cá nhân đối với nhà trường. Từ đó 
bản thân mỗi cá nhân trong đơn vị sẽ trở thành một tuyên truyền viên tích cực làm 
công tác tuyển sinh, theo đó thông tin tuyển sinh sẽ được lan tỏa nhanh chóng tới 
 6 bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên trong các cơ quan, 
đơn vị doanh nghiệp, trường học, địa phương... Các nhóm có trách nhiệm tư vấn, 
tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và đưa ra các chủ 
trương, cơ chế hoạt động cũng như các phương thức tổ chức thực hiện. Nhóm tuyển 
sinh hoạt động thường xuyên và báo cáo rút kinh nghiệm theo từng tháng, từng quý, 
từng kỳ học trong năm, từ đó có sự chỉ đạo và điều chỉnh, bổ sung kịp thời sát hợp 
để công tác tuyển sinh ngày đạt hiệu quả cao (có phụ lục đính kèm).
 Cùng với việc thành lập các nhóm tuyển sinh là việc hình thành mạng lưới 
cộng tác viên ở các khu vực, địa phương trong công tác khai thác nguồn tuyển 
sinh. Giải pháp này thực hiện dưới hai hình thức: Cộng tác viên tập thể và cộng 
tác viên cá nhân. 
 + Cộng tác viên tập thể: Có thể chọn mỗi huyện làm một điểm cộng tác viên, 
đó là nơi giúp Trung tâm quảng bá thông tin tuyển sinh và phát hành thu nhận hồ sơ 
đăng ký học tập cho Trung tâm.
 + Cộng tác viên cá nhân: Là hình thức các cá nhân ở mọi vùng miền trong 
tỉnh làm có thể giúp Trung tâm trong việc giới thiệu và đăng ký người có nhu cầu 
học tập tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm. 
 Thông qua mạng lưới cộng tác viên này mọi thông tin tuyển sinh sẽ đến 
được với người học ở mọi địa danh, vùng miền trong tỉnh được kịp thời và đầy 
đủ. Từ đó sẽ thu hút thêm người học, đồng thời giúp cho quá trình mở lớp được 
nhanh gọn để thời gian tuyển sinh không quá kéo dài. 
 7.1.4. Cung ứng cơ hội học tập tốt nhất cho người học
 Hiện nay trên địa bàn, nhiều đơn vị cùng tuyển sinh chung những loại hình 
đào tạo, bồi dưỡng. Điều này mở ra rất nhiều lựa chọn cho người học. Để thu hút 
được người học tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm cần tạo được môi 
trường học tập, bồi dưỡng thật tốt. Nhà trường cần phải cung ứng cho người học 
một “dịch vụ”, cơ hội học tập tốt nhất. “Dịch vụ” ấy được thể hiện: đó là thái độ 
hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ người học tận tâm, ứng xử chuẩn mực, phục vụ nhiệt tình 
từ các phòng chuyên môn, đến giáo viên chủ nhiệm, đến những người phục vụ, bảo 
vệ, tránh gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu người học. Làm sao để người học 
muốn đến với nhà trường, và khi đã đến với nhà trường người học hoàn toàn yên 
tâm và tin tưởng. Hãy làm tất cả trong điều kiện có thể để phục vụ người học, mang 
lại cơ hội học tập tốt nhất cho người học. Đây là một trong những yếu gây dựng 
thương hiệu cho nhà trường: là địa chỉ tin cậy liên kết đào tạo, bồi dưỡng nâng cao 
 8 7.1.7. Duy trì tốt nền nếp, kỷ cương trong dạy và học
 Trung tâm cần xây dựng được môi trường học tập: kỷ cương, tình thương, 
trách nhiệm. Nhà trường cần quản lý chặt chẽ việc thực hiện nền nếp của học 
viên, theo dõi việc thực hiện chương trình, lịch học, kế hoạch học, theo đúng các 
hợp đồng đã ký với các trường đại học liên kết; theo dõi chặt chẽ các giờ học 
trên các lớp, tỷ lệ chuyên cần của học viên để phối hợp cùng các trường liên kết 
xét điều kiện thi theo đúng quy chế, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, bồi 
dưỡng. 
 Các phòng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm cần có những giải pháp cụ thể 
để tăng cường kỷ cương, nền nếp trong dạy- học. Các phòng chuyên môn thường 
xuyên liên hệ, trao đổi với các nhà trường về tình hình giảng dạy của giảng viên, 
để các nhà trường có những điều chỉ, bổ sung kịp thời khi cần thiết; phối hợp giáo 
viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm để quản lý giờ lên lớp của giảng viên, đảm bảo 
chương trình không bị cắt xén, quản lý học tập của học viên đảm bảo nền nếp, kỷ 
cương và điều kiện dự thi. Phối hợp quản lý học viên một cách đồng bộ, có biện 
pháp hữu hiệu để tăng cường kỷ cương nề nếp. Quản lý chặt chẽ, đúng quy trình 
việc xét điều kiện dự thi đảm bảo đúng quy chế.
 Phòng Quản lý đào tạo quản lý tốt việc thực hiện quy chế chuyên môn của 
giáo viên, nền nếp học tập của học viên; động viên kịp thời những học viên có 
hoàn cảnh khó khăn tham gia học tập. Giáo viên chủ nhiệm: luôn bám sát lớp, đôn 
đốc, động viên học viên thực hiện nề nếp chuyên cần. Đồng thời có biện pháp đối 
với những trường hợp vi phạm nội quy, việc thực hiện nền nếp, kỷ cương của 
trường. 
 Đối với giảng viên các trường đại học tham gia giảng dạy, Trung tâm cần 
làm việc với các nhà trường đại học trong việc chọn, mời những giảng viên nhiệt 
tình, trách nhiệm, có kinh nghiệm giảng dạy, tích cực hợp tác với Trung tâm trong 
việc phối hợp quản lý học viên. Các giảng viên cần thực hiện tốt những quy định 
của trường đại học về liên kết đào tạo tại đơn vị, đảm bảo thời lượng giảng dạy. 
 Đồng thời tăng cường hoạt động tự quản của lớp, của ban cán sự đối với 
việc thực hiện kỷ cương, nề nếp của học viên trong lớp. Tăng cường công tác 
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nền nếp, kỷ cương của giáo viên, giảng viên 
cũng như học viên.
 7.1.8. Tạo mối quan hệ với các sở, ban, ngành
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cac_loai_hinh_lien_k.docx