SKKN Tổ chức các hoạt động dạy học và định hướng cho học sinh tự học, tự kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực cho học sinh thông qua chương “Cảm ứng điện từ”, lớp 11 chương trình cơ bản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức các hoạt động dạy học và định hướng cho học sinh tự học, tự kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực cho học sinh thông qua chương “Cảm ứng điện từ”, lớp 11 chương trình cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tổ chức các hoạt động dạy học và định hướng cho học sinh tự học, tự kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực cho học sinh thông qua chương “Cảm ứng điện từ”, lớp 11 chương trình cơ bản
1 SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT C NGHĨA HƯNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO HỌC SINH TỰ HỌC, TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THÔNG QUA CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ”, VẬT LÝ LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN Lĩnh vực/cấp học: Vật Lý (04)/THPT Tác giả: VŨ THỊ HÒA Trình độ chuyên môn: Cử nhân Vật Lý Chức vụ: Giáo viên Vật Lý Nơi công tác: Trường THPT C Nghĩa Hưng Nam Định, ngày 6 tháng 6 năm2020 3 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Ngày 04/11/2013 tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Nghị quyết chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” "...Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời." Dạy học dựa trên phát triển năng lực đã trở thành một chủ đề nóng trong giáo dục ngày nay. Ngành giáo dục ngày càng đổi mới, hướng đến một nền giáo dục toàn diện, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, chuyển dần từ việc truyền thụ kiến thức sang việc học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, hình thành các kĩ năng, năng lực trong quá trình học tập. Mỗi học sinh là một cá thể độc lập với sự khác biệt về năng lực, trình độ, sở thích, nhu cầu và nền tảng xuất thân. Dạy học phát triển năng lực thừa nhận thực tế này và tìm ra được những cách tiếp cận phù hợp với mỗi học sinh, nó cho phép học sinh được áp dụng những gì đã học, thông qua sự gắn kết giữa bài học và cuộc sống. Điều này cũng giúp học sinh thích ứng với những thay đổi của cuộc sống trong tương lai. Song song với việc đổi mới phương pháp giảng dạy của thầy cô, sự thay đổi nhận thức từ người học cũng là một vấn đề cần giải quyết, trong đó sự chủ động, tự học, tự nghiên cứu của học sinh được đặt lên hàng đầu. 5 học tích cực, chủ động, có cơ hội tiến hành các thí nghiệm, phân tích các bài tập, liên hệ với thực tiễn thì mới hiểu bài một cách sâu sắc. Chương “Cảm ứng điện từ” lớp 11 có khối kiến thức tương đối khó đối với HS THPT, chương có một vị trí quan trọng trong phần “Điện học. Điện từ học” lớp 11 và nó là nền tảng để học sinh học tốt chương “Dòng điện xoay chiều”, “Dao động và sóng điện từ” lớp 12. Nắm được sâu sắc kiến thức trong chương học sinh có thể giải thích rất nhiều ứng dụng trong thực tế đời sống như: cách để tạo ra điện, nguyên lí hoạt động của đina mô xe đạp, bếp từ, sạc không dây, loa điện từ, và hơn thế nữa chương chính là cơ sở để các em học sinh đam mê khám phá khoa học có thể nghiên cứu chế tạo ra máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng sạch như gió, nước, Xuất phát từ những lý do trên, tôi đề xuất ý tưởng: Tổ chức các hoạt động dạy học và định hướng cho học sinh tự học, tự kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực cho học sinh thông qua chương “Cảm ứng điện từ”, lớp 11 chương trình cơ bản. Với mục đích giúp các em học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, làm việc nhóm, yêu thích môn học, đam mê khám phá khoa học và tự lực giải được các bài tập, giải thích các hiện tượng trong chương “Cảm ứng điện từ”, tự kiểm tra và đánh giá được kết quả học tập của mình. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Thực tế, ở trường THPT C Nghĩa Hưng, nếu dạy theo cách truyền thống và khi chưa xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập hoàn thiện và phát triển năng lực thì kết quả học tập chưa cao. GV còn chưa chú trọng rèn luyện tác phong và kĩ năng thực hành thí nghiệm cho HS, chưa khơi được đam mê sáng tạo cho học sinh.Về phần bài tập biên soạn cho học sinh GV đã soạn thêm bài tập ngoài SGK và SBT, tuy nhiên HS vẫn còn gặp khó khăn vì thiếu bài tập tương tự, bài tập không được chia dạng hoặc không có đáp số, thiếu bài giải mẫu cho từng dạng. Do đó mà hiệu quả học tập chưa cao, học sinh rất thụ động, khó khăn trong việc giải loại bài toán chương “Cảm ứng điện từ”, hiểu rất mơ hồ về hiện tượng cảm ứng điện từ, kể cả học sinh có học lực khá, giỏi còn học sinh có học 7 2.1. Hệ thống kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” 2.1.1. Từ thông Từ thông qua một diện tích S, giới hạn bởi một vòng dây kín phẳng C, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B là một đại lượng có biểu thức BS cos , với là góc giữa vectơ B và pháp tuyến n (dương) của mặt S. Đơn vị từ thông là Vêbe (Wb). 2.1.2. Hiện tượng cảm ứng điện từ Hiện tượng cảm ứng điện từ là sự xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch kín khi từ thông qua mạch đó biến đổi. Suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín là suất điện động cảm ứng. a) Định luật cơ bản về cảm ứng điện từ: Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện kín thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng. Dòng điện cảm ứng chỉ tồn tại trong thời gian từ thông biến thiên; nếu ngừng biến đổi thì dòng điện cảm ứng tắt. b) Định luật Lenz: Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó. Khi từ thông qua C biến thiên do một chuyển động nào đó thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong C có chiều sao cho từ trường do dòng điện ấy sinh ra có tác dụng chống lại sự chuyển dời nói trên. c) Định luật Faraday: Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín, nó tỉ lệ với độ biến thiên từ thông qua mạch và tỉ lệ nghịch với khoảng thời gian của sự biến thiên ấy (tức là tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông): EC = (dấu trừ biểu diễn định luật Lenz) t - Nếu mạch kín có N vòng dây thì EC = N t 9 N 2S L .10 74 l c) Năng lượng từ trường của ống dây dẫn có độ tự cảm L và có dòng điện I chạy qua: 1 1 W Li2 .107 B2V (B là cảm ứng từ của từ trường trong ống dây) 2 8 1 Mật độ năng lượng từ trường là: w .107 B2 8 2.2. Tổ chức các hoạt động học tập trên lớp các bài lí thuyết trong chương “Cảm ứng điện từ” Trong chương Từ trường, ta đã xét mối quan hệ giữa dòng điện và từ trường do dòng điện sinh ra. Trong chương Cảm ứng từ, ta xét bài toán ngược lại: trong điều kiện nào từ trường gây ra dòng điện? Cụ thể là các vấn đề sau: * Hiện tượng cảm ứng điện từ * Định luật Len xơ về chiều dòng điện cảm ứng * Suất điện động cảm ứng * Tự cảm, suất điện động tự cảm. Năng lượng từ của cuộn dây tự cảm Trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng chương Cảm ứng điện từ, tôi xây dựng 4 bài dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh như sau CHỦ ĐỀ 1. TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức + Viết được công thức và hiểu được ý nghĩa vật lý của từ thông. + Phát biểu được định nghĩa và hiểu được khi nào thì có hiện tượng cảm ứng điện từ. + Phát biểu được định luật Len-xơ theo những cách khác nhau và biết vận dụng để xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong các trường hợp khác nhau. + Phát biểu được định nghĩa và nêu được một số tính chất của dòng điện Fu-cô. 2. kĩ năng: - Mô tả và tiến hành được thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ. 11 STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ Xét mặt phẳng S trong từ trường đều B. n : vec tơ đơn vị, S. B n 1. Khi nào số đường sức từ xuyên qua mặt S nhiều nhất? 2. Khi nào không có đường sức từ nào xuyên qua mặt S? 2 Thực hiện nhiệm vụ Quan sát hình vẽ 3 Báo cáo, thảo luận Trả lời 1. Khi các đường sức vuông góc với mặt S thì số đường sức từ xuyên qua mặt S nhiều nhất. 2. Khi các đường sức song song với mặt S thì không có đường sức từ xuyên qua mặt S. 4 Kết luận hoặc Nhận định Để đặc trưng cho số đường sức từ xuyên qua mặt hoặc Hợp thức hóa kiến kín S, người ta đưa vào khái niệm từ thông gửi qua thức một mặt kín S bất kì đặt trong từ trường. I. TỪ THÔNG a) Định nghĩa: Từ thông của từ trường đều B qua một diện tích S: = BScos = ( B , n ) + max = BS B n + min = 0 B // n Hình 1: Cấu tạo dynamo xe đạp 13 2. Khi đạp xe (bánh xe quay làm nam châm quay quanh cuộn dây) thì đèn sáng. 3. Đạp xe càng nhanh thì đèn càng sáng. Cơ năng đã được chuyển hóa thành điện năng. 2. Tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ(10 phút) STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ Giao cho HS bộ thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ gồm: 1 cuộn dây, 1 nam châm thẳng, một điện kê để kiểm tra dòng điện. 1. Dựa vào hoạt động của đi na mô xe đạp thiết kế lắp ráp thí nghiệm để có dòng điện trong mạch. 2. Khi nào có dòng điện trong cuộn dây? Dòng điện trong mạch càng lớn khi nào? 2 Thực hiện nhiệm vụ Tiến hành thí nghiệm 3 Báo cáo, thảo luận Trả lời theo hiện tượng quan sát được. 4 Kết luận hoặc Nhận định Khi có sự chuyển động tương đôi giữa nam châm hoặc Hợp thức hóa kiến thức và vòng dây thì trong mạch có dòng điện. Dòng điện càng lớn khi sự chuyển động này càng nhanh. 3. Tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ với nam châm điện(3 phút) STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ Có phải điều kiện có dòng điện là: sự chuyển động tương đối giữa nam châm và vòng dây không Cho HS quan sát các thí nghiệm 1. Thay nam châm vĩnh cửu bằng nam châm điện. Khi thay đổi cường độ dòng điện trong nam châm điện thì trong mạch kín (C) cũng xuất hiện dòng điện. 2.Thí nghiệm ảo mô phỏng hiện tượng cảm ứng
File đính kèm:
- skkn_to_chuc_cac_hoat_dong_day_hoc_va_dinh_huong_cho_hoc_sin.doc