SKKN Vận dụng kết quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo về lịch sử truyền thống cách mạng các địa phương vào giảng dạy Bài 2 “Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh” môn Quốc phòng và An ninh lớp 11

docx 54 trang sk11 13/08/2024 750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kết quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo về lịch sử truyền thống cách mạng các địa phương vào giảng dạy Bài 2 “Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh” môn Quốc phòng và An ninh lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng kết quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo về lịch sử truyền thống cách mạng các địa phương vào giảng dạy Bài 2 “Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh” môn Quốc phòng và An ninh lớp 11

SKKN Vận dụng kết quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo về lịch sử truyền thống cách mạng các địa phương vào giảng dạy Bài 2 “Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh” môn Quốc phòng và An ninh lớp 11
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 __
 Đề tài:
“VẬN DỤNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG 
 TẠO VỀ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CÁC 
 ĐỊA PHƯƠNG VÀO GIẢNG DẠY BÀI 2: LUẬT NGHĨA VỤ 
 QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH, CHƯƠNG 
 TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH LỚP 11 
 TẠI TRƯỜNG THPT ”
 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
 Năm học: 2021 - 2022
 Nghệ An, tháng 4 năm 2022 Mục lục
 Trang
 Phần 1: Đặt vấn đề .................................................................................. 1
 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1
 2. Mục đích nghiên cứu .. 2
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .. 3
 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu  3
 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 4
 6. Kế hoạch nghiên cứu .......................................................................... 4
 7. Đóng góp của đề tài ............................................................................ 4
 Phần 2: Nội dung nghiên cứu ................................................................. 6
 1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 6
 2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................ 8
 3. Vận dụng kết quả HĐTNST vào giảng dạy bài 2: “Luật nghĩa vụ 14
 quân sự và trách nhiệm của học sinh”, chương trình GDQP - AN lớp 
 11 ở trường THPT Quỳnh Lưu 3 ............................................................
 4. Thực nghiệm sư phạm ........ 45
 Phần 3: Kết Luận .... 47
1. Kết luận .............................................................................................. 47
 2. Kiến nghị .... 49
 Tài liệu tham khảo .................................................................................. 50 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Trong giai đoạn giáo dục hiện nay, đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất 
lượng dạy học là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Một trong những quan điểm đổi 
mới giáo dục và đào tạo ở nước ta là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy 
và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tự giác tích cực, chuyển mạnh quá trình 
giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm 
chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn bó với thực tiễn. Khắc phục lối 
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyến từ học chủ yếu trên lớp 
sang tổ chức các hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại 
khóa, nghiên cứu khoa họcđặc biệt nhấn mạnh hình thức học tập trải nghiệm”.
 Các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh tăng cường khả năng quan sát, học 
hỏi và cọ xát với thực tế, thu lượm và xử lí thông tin lịch sử, truyền thống từ các 
địa phương, giúp học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập, 
lĩnh hội, hình thành tri thức mới. Hoạt động trải nghiệm cũng làm cho nội dung 
giáo dục không bị bó hẹp trong chương trình sách giáo khoa mà gắn liền với thực 
tiễn lịch sử các địa phương, thự tiễn đời sống xã hội. Việc dạy học gắn lý thuyết 
với thực tiễn giúp học sinh trong quá trình trải nghiệm thể hiện được giá trị bản 
thân, thiết lập được mối quan hệ cá nhân với cá nhân khác và với tập thể, mối quan 
hệ giữa môi trường học tập và môi trường sống.
 Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn học Giáo dục Quốc phòng
và An ninh là một trong những môn học bắt buộc đối với học sinh THPT, giữ vai 
trò chủ chốt trong việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với việc thực 
hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, 
giúp học sinh phát triển các phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, trách 
nhiệm; giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần nhân ái, nhân văn, ý thức 
trách nhiệm của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm 
an ninh, an toàn và trật tự xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ 
nghĩa. Góp phần phát triển ở học sinh các năng lực chung; năng lực tự chủ, tự học; 
năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo thông qua các năng lực 
chuyên biệt như: năng lực nhận thức về các vấn đề quốc phòng, an ninh; năng lực 
vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống
 Bài 2: “Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh”trong chương 
trình Giáo dục Quốc phòng và An ninh 11 có lượng kiến thức nhiều, đa dạng, 
phong phú, gồm những kiến thức về khoa học tự nhiên lẫn kiến thức khoa học xã 
hội và nhân văn. Có nhiều kiến thức liên quan đến lịch sử truyền thống của dân 
tộc, gắn liền với lịch sử và truyền thống địa phương các tỉnh, các huyện, các xã, 
phường và thị trấn; những thông tin thời sự trong nước, khu vực và thế giới; quan 
điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về thực
 1 - Đề xuất nội dung và quy trình dạy học Vận dụng kết quả các hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo về thực tiễn lịch sử các địa phương vào giảng dạy Bài 2: “Luật 
nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh” chương trình Giáo dục Quốc phòng 
và An ninh lớp 11 theo tiếp cận dạy học trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THPT, 
góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn GDQP–AN cũng như phát triển năng 
lực của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 3.
 - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả từ 
đó hình thành năng lực hợp tác trong học tập và trong công việc hàng ngày.
 - Định hướng cho học sinh cách tìm tòi, khai thác các tài liệu liên quan đến 
vấn đề học tập và định hướng cách khai thác thông tin từ tài liệu thu thập được 
thông qua lịch sử Đảng bộ và thực tiễn các địa phương một cách có hiệu quả.
 - Giúp học sinh tự tin giao tiếp trước đám đông và khả năng thuyết trình các 
sản phẩm do chính các em tìm tòi, xây dựng và hoàn thiện.
 - Và hơn hết các em có thể tự hào về lịch sử hào hùng của nhà trường và địa 
phương nơi các em đang sinh sống và học tập, tự hào và trân quý những sản phẩm 
do chính tay mình làm ra và sử dụng những sản phẩm đó với nhiều mục đích khác 
nhau hoặc sẽ định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường.
 - Xây dựng thêm các chủ đề dạy học theo nội dung hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo thực tế vào các bài giảng học phần “Hiểu biết chung về quốc phòng an 
ninh” trong chương trình THPT để dạy tốt và học tốt môn Quốc phòng, an ninh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Tìm hiểu cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm ở trường THPT.
 - Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa giáo dục quốc phòng an ninh 
lớp 11, cụ thể Bài 2: “Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh” chương 
trình Giáo dục Quốc phòng và An ninh lớp 11(theo thông tư số: 46/2020/TT – 
BGDĐT ngày 24 tháng 11 năm 2020 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
 - Nghiên cứu các phương pháp và cách thức lồng nội dung vận dụng kết quả 
các hoạt động trải nghiệm vào nội dung bài học.
 - Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học chủ đề theo định hướng của chương 
trình giáo dục phổ thông mới năm 2020. (Chương trình giáo dục phổ thông môn 
giáo dục quốc phòng và an ninh, ban hành kèm theo thông tư số: 46/2020/TT – 
BGDĐT ngày 24 tháng 11 năm 2020 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
 - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của 
HĐTNST lịch sử truyền thống cách mạng và vận dụng kết quả vào dạy học bài 2.
 - Kết luận và đề xuất.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh khối 11 trường THPT Quỳnh lưu 3.
- Lịch sử Đảng bộ các xã khu vực Bãi Ngang, huyện Quỳnh Lưu.
- Đại diện lãnh đạo địa phương các xã.
- Một số anh hùng LLVT, cựu chiến binh, nhân chứng lịch sử
 3 trình Giáo dục Quốc phòng và An ninh lớp 11 nói riêng và ở trường THPT nói 
chung, đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới năm 2018 theo thông tư số 
46 năm 2020 của bộ Giáo dục và Đào tạo.
 - Về mặt thực tiễn: Cung cấp những giá trị cụ thể về mức độ thành công của 
việc đưa giáo án lồng ghép vận dụng kết quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo về 
lịch sử, truyền thống cách mạng các địa phương vào thực tiễn giảng dạy môn giáo 
dục quốc phòng và an ninh cấp THPT.
 5 ngoài nhà trường, có thể thực hiện đối với bất cứ lĩnh vực tri thức nào, khoa học 
hay đạo đức, quốc phòng an ninh, kinh tế xã hội... Học từ trải nghiệm cũng cần 
được tiến hành có tổ chức, có hướng dẫn theo quy trình nhất định của nhà giáo dục 
thì hiệu quả của việc học qua trải nghiệm sẽ tốt hơn.
1.2. Giáo dục lịch sử, truyền thống địa phương khơi dậy truyền thống yêu 
nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 3.
 - Trường THPT Quỳnh Lưu 3 đóng tại Thôn 2, xã Quỳnh Lương, huyện 
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An theo quyết định số 936/QĐ ngày 5/9/1975 của UBND 
tỉnh Nghệ Tĩnh. Phía Tây giáp sông Mơ, phía Đông giáp bờ biển khoảng 1 km. Là 
địa chỉ học tập tin cậy và chất lượng của con em các xã ven biển khu vực Bãi 
ngang và các vùng phụ cận, là địa bàn chiến lược quan trọng kể cả trong thời 
chiến, thời bình và đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
 - Trường được xây dựng và trưởng thành trên mảnh đất có truyền thống hiếu 
học, thông minh, cần cù chịu khó và giàu truyền thống lịch sử cách mạng. Có 
những đóng góp to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất 
đất nước. Trong kháng chiến Quỳnh Lưu luôn làm tốt công tác hậu phương chi 
viện sức người và sức của cho tiền tuyến, từ 1965 đến 1975 đã có 17406 thanh 
niên lên đường nhập ngũ bổ sung cho các chiến trường. Trải qua 2 cuộc kháng 
chiến toàn huyện có hơn 4000 liệt sỹ, 4 đơn vị và 15 cá nhân được phong tặng 
danh hiệu anh hùng, 123 bà mẹ được phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh 
Hùng. Những tấm gương chiến đấu hy sinh đã góp phần to lớn cho sự nghiệp bảo 
vệ đất nước, là niềm tự hào của nhân dân Quỳnh Lưu, mãi mãi là tấm gương sáng 
làm rạng rỡ cho trang sử vẻ vang của huyện nhà. Trong cuộc chiến tranh phá hoại 
lần thứ nhất của Mỹ từ 1964-1968, Quỳnh Lưu đã anh dũng kiên cường đánh trả 
các đợt tấn công phá hoại của kẻ thù. Ngày 16-5-1965 dân quân Quỳnh Trang đã 
bắn rơi máy bay F105D của Mỹ, mở đầu cho phong trào bắn máy bay Mỹ bằng 
súng bộ binh. Ngày 3-2-1966 dân quân Quỳnh Bảng, Quỳnh Liên đã bắt sống giặc 
lái Mỹ trên biển, mở đầu cho phong trào bắt giặc lái Mỹ trên biển. Trong cả hai đợt 
chiến tranh phá hoại của Mỹ (Từ 1965 đến 1972 toàn huyện đã bắn cháy 101 máy 
bay, bắn bị thương nhiều chiếc khác, bắt sống 19 giặc lái.Tiêu biểu là các xã 
Quỳnh Long, Quỳnh Trang, Quỳnh Thiện, Quỳnh Thuận, Quỳnh Hồng, Quỳnh 
Bảng. Vì vậy việc giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng địa phương cho học 
sinh trong trường học là việc làm thiết thực, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong 
chương trình giáo dục phổ thông.
 - Môn học GDQP - AN gắn liền với lịch sử truyền thống của dân tộc, lịch sử
truyền thống của các lực lượng vũ trang nhân dân và lịch sử truyền thống cách 
mạng của nhà trường và các địa phương nơi các em đang sinh sống và học tập. 
Việc tổ chức lồng ghép giáo dục lịch sử địa phương vào chương trình GDQP - AN 
nhằm giáo dục cho học sinh hiểu được truyền thống văn hiến và cách mạng của 
quê hương; những hi sinh to lớn, cao cả của cha ông đi trước vì sự nghiệp xây
 7

File đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_ket_qua_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_ve_lich.docx
  • pdfSKKN Vận dụng kết quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo về lịch sử truyền thống cách mạng các địa phươn.pdf